Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônMỘT ĐỨA TRẺ LỄ PHÉP CÓ PHẢI CHỈ LÀ ĐỨA TRẺ GỌI DẠ BẢO VÂNG?
Chắc hẳn vấn đề “Gọi dạ bảo vâng” của con trẻ là một vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi rất nhiều bố mẹ phàn nàn: Bé nhà mình ương lắm, hư lắm, gặp mọi người không bao giờ chịu chào ai.
“Thực ra một đứa trẻ lễ phép liệu có phải là một đứa trẻ gọi dạ bảo vâng, gặp ai cũng khoanh tay lễ phép chào? Không! Thứ lễ phép ấy dường như chỉ để thoả mãn người lớn chứ không phải thực sự đứa trẻ ấy lễ phép.
Một đứa trẻ lễ phép trước nhất phải là một đứa trẻ văn minh và lịch sự. Có nghĩa là trong một không gian công cộng, có rất nhiều người xung quanh, nó biết giảm tiếng ồn, biết tôn trọng mọi người xung quanh, biết sợ làm phiền, ảnh hưởng đến người khác. Như trong thang máy, nó đừng có oang oang nói, giận dỗi rồi đánh bố đánh mẹ, dậm chân hay bấm đỏ lòm cả bảng phím. Là biết đi vệ sinh trong nhà vệ sinh chứ không phải vạch quần ra tè ngay trên , không cho phép ai đụng vào mình nếu điều đó khiến nó thấy khó chịu. Và đừng có tự tiện lấy đồ của người khác.
Việc chào hỏi, tốt thôi, nếu nó cảm thấy đó là người nó quen thân và yêu quý. Bằng kể cả quen thân mà nó không yêu quý thì…thôi đi! Đặc biệt là nếu người lớn không bắt đầu bằng việc chào nó thì sao bắt nó phải chào lại?
Gọi thì dạ, bảo thì vâng nhưng nếu là “êu, thằng béo kia lại đây bác bảo” hay “Này con kia ra ông cho kẹo này” thì xin lỗi, sẽ không có từ “Dạ” nào ở đây đâu, đừng mơ! Hay chuyện bảo thì Vâng cũng thế! Luôn có những từ như “Không! Cảm ơn” hoặc “Ông không được đụng vào người cháu”.
Hãy dạy con biết…hư để an toàn cho con và cũng để chính bản thân con ý thức về giá trị của nó. Đừng bắt nó như một cái máy gập người khoanh tay, gọi dạ bảo vâng như thế!
Hãy cho con được quyền phản ứng! Đừng bắt con trở thành những đứa trẻ gọi dạ bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà để rồi không biết lên tiếng khi mình bị xâm hại hay cố đóng vai một đứa trẻ nhất nhất nghe lời người lớn không còn năng lực phản biện nữa!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]