Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônViệc học sinh tham gia thảo luận trong lớp quan trọng như thế nào?
Để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận trong lớp học là một thách thức với tất cả mọi giáo viên nhưng kết quả mang lại hoàn toàn xứng đáng với công sức và tâm huyết của thầy cô. Nếu chúng ta muốn đảm bảo được sự thành công của học sinh, chúng ta phải để học sinh được tham gia thảo luận. Dưới đây là những lý do tại sao.
Thảo luận trên lớp: Sự tham gia tích cực của học sinh quan trọng như thế nào?
Việc học sinh tích cực tham gia thảo luận trên lớp có thực sự quan trọng không? Giáo sư tiến sĩ Maryellen Weimer khẳng định là có. Việc để học sinh khám phá và tham gia mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:
– Có thêm sự hứng thú liên quan đến bài học
– Tăng cường sự chú tâm học tập
– Cung cấp phản hồi cho giáo viên
– Để học sinh biết mình đang đi đúng hướng.
Bằng cách khuyến khích sự tham gia tích cực, chúng ta đang làm cho việc học tập dễ dàng hơn và để học sinh nghĩ về bài học và bản thân chúng theo một cách mới.
>>>Mời ba mẹ đăng ký đánh giá năng lực tư duy Miễn Phí cho bé tại: https://cmsedu.vn/nangluctuduy/
Để học sinh cởi mở hơn
Nghiên cứu tại đại học Pittsburg nhận định rằng việc học sinh cởi mở trong kỳ học đầu sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp tục duy trì điều đó trong suốt năm học. Nói cách khác, nếu chúng ta bắt đầu bằng các cuộc thảo luận mở và để học sinh tham gia ngay từ đầu, nhiều khả năng học sinh sẽ đồng hành cùng chúng ta trong suốt năm học. Nhưng làm thế nào để làm được điều đó khi mà lớp học quá đông còn học sinh thì rụt rè và sợ phải giơ tay.
Các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý sau:
- Khiến cho không khí cuộc thảo luận thoải mái và dễ chịu để học sinh có thể tham gia được. Học sinh nên cảm thấy được lắng nghe
- Tạo bầu không khí thân mật, thiện cảm. Không có sự đối đầu hay lấn át. Học sinh cần học cách thảo luận các ý kiến khác nhau theo cách lịch sự.
- Đưa ra các mục tiêu – Cần có một phương hướng để thảo luận. Đó là điều gì bạn đang cố gắng thực hiện.
- Kêu gọi sự tham gia của tất cả các học sinh – đừng để một vài học sinh chi phối cả buổi thảo luận.
- Bằng cách khuyến khích những học sinh ít nói hơn tham gia vào cuộc thảo luận, chúng ta có thể giúp chúng cảm thấy thoải mái khi nói ra trước lớp
Lợi ích về mặt học tập
Là giáo viên, thật dễ dàng để thấy tác dụng của các cuộc thảo luận mở đối với học sinh. Khi chúng ta thu hút học sinh tham gia vào cuộc thảo luận, chúng ta sẽ biết liệu học sinh có nắm được thông tin mà chúng ta đã chọn để truyền đạt hay không. Nó cũng giúp chúng ta biết được học sinh nào hiểu bài và học sinh nào cần nhiều quan tâm hơn.
Theo đại học Elon, có rất nhiều lợi ích học tập cho học sinh, như:
- Giúp học sinh khám phá ra nhiều chủ đề
- Học sinh học cách nhận biết và chứng minh các giả thuyết
- Giúp học sinh tích hợp thông tin
- Thảo luận làm tăng sự nhanh nhạy về đầu óc.
Hay nói cách khác, thảo luận tích cực giúp học sinh suy nghĩ bằng thực lực của mình trong khi tiếp thu thông tin và ý tưởng mới.
Dạy học sinh biết cách phát biểu và lắng nghe
Bên cạnh những lợi ích đối với việc cải thiện thành tích học tập của học sinh, thì tham gia vào các hoạt động thảo luận còn có những lợi ích đối với quá trình học tập lâu dài.
Học sinh tham gia vào các cuộc thảo luận trên lớp theo hướng dẫn cũng học được các kỹ năng sống cần thiết, bao gồm việc lắng nghe tích cực. Thường thì chúng ta chỉ nghe để đáp lại, chờ đến lượt mình để ta có thể nói ra lời của mình. Bằng cách tạo ra bầu không khí học thuật và khuyến khích học sinh lắng nghe với mục tiêu là hiểu bài, chúng ta có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của chúng.
Một cách chúng ta có thể theo đuổi được mục đích này là:
- Hỏi học sinh về bài học hiện tại
- Cho chúng 5-10 giây để suy nghĩ
- Cho học sinh trả lời. Nếu không có ai giơ tay, hãy chọn một học sinh trả lời (hãy cố gắng chọn học sinh thường hay im lặng).
- Khen ngợi học sinh phát biểu
- Yêu cầu lớp xem lại câu trả lời của bạn, xem chúng nghĩ nó có nghĩa gì?
- Không khuyến khích học sinh đánh giá câu trả lời. Thời điểm này là để suy nghĩ về những gì học sinh đã nói, không đánh giá điều đó.
- Dùng câu trả lời của học sinh để hướng dẫn thảo luận, để sự hiểu biết của trẻ tăng lên một cách tự nhiên.
Dạy cho học sinh suy nghĩ về những thông tin mà chúng nhận được, thay vì chỉ để học sinh nói những gì muốn nói về nó, hãy cho chúng cơ hội để suy nghĩ về quan điểm của người khác.
Sự chuẩn bị quan trọng cho tương lai
Có một lợi ích quan trọng nữa khi tham gia các cuộc thảo luận trên lớp đó là việc phát biểu trước lớp sẽ giúp học sinh sinh luyện tập được kỹ năng nói trước đám đông.Đối với nhiều chuyên gia, việc truyền tải thông tin đến một nhóm (trong bài phát biểu, thuyết trình hay phỏng vấn) phải được thực hiện bằng lời nói.Học sinh phát biểu trên lớp và tham gia tích cực vào cuộc thảo luận mở với bạn bè có nhiều cơ hội để luyện tập và hoàn thiện kỹ năng này trong một môi trường an toàn. Đây chính là sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai của chúng.
Giáo viên là người hướng dẫn
Để học sinh cảm thấy thoải mái khi phát biểu, điều quan trọng là giáo viên phải đóng vai trò là người hỗ trợ, đặc biệt trong những năm đầu tiên khi mà học sinh còn bị chi phối bởi nỗi sợ thất bại. Mặc dù đôi lúc chúng sẽ vấp váp, nhưng điều đó cũng là một phần quan trọng của quá trình học tập, chúng ta có thể xoa dịu cảm giác đó và khuyến khích chúng thử một vài chiến lược đơn giản như theo gợi ý của đại học Washington ở St.Louis:
– Cung cấp chủ đề thảo luận trước, cho học sinh cơ hội suy nghĩ, chuẩn bị về cách chúng trả lời.
– Tổ chức lớp học, sắp xếp bàn học để học sinh có thể nhìn thấy nhau để tương tác dễ dàng hơn.
– Tránh làm gián đoạn. Khi ý tưởng của học sinh bị gián đoạn, buổi thảo luận sẽ kết thúc. Nên tránh sự cám dỗ để làm gián đoạn và chỉ trả lời câu hỏi của bạn khi cần thiết.
– Làm rõ câu trả lời. Lặp lại câu trả lời của học sinh và làm rõ câu trả lời. Việc lặp lại này để đảm bảo chúng hiểu tài liệu và bạn bè chúng cũng nhận được thông điệp tương tự.
– Nhấn mạnh ý tưởng của học sinh. Ý tưởng của bạn rất quan trọng và bạn biết nội dung của mình, nhưng mục tiêu thảo luận của học sinh không phải để chứng minh điều đó – mà đó là để làm nổi bật ý tưởng và tăng cường vốn hiểu biết cho chúng. Bạn có thể lùi lại quan sát từ phía sau.
Bằng cách đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, không phải là người giảng giải, học sinh sẽ học được từ chính những ý tưởng mà chúng đã chia sẻ. Nói tóm lại, chúng ta dạy học sinh cách suy nghĩ trong khi vẫn cung cấp cho chúng các công cụ cần thiết để học sinh xem xét, xử lý các thông tin trong một môi trường cởi mở, tôn trọng.
Tại CMS, học sinh luôn được khuyến khích thảo luận theo nhóm để bày tỏ ý kiến của bản thân. Quá trình thảo luận đó cũng góp phần to lớn vào hình thành thói quen làm việc nhóm của các bạn nhỏ.
Mời ba mẹ đăng ký đánh giá năng lực tư duy Miễn Phí cho bé tại: https://cmsedu.vn/nangluctuduy/
Hoặc đăng ký buổi học thử tại: https://cmsedu.vn/hocthu/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]