fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

“TỰ GIÁC HỌC” CÓ GIỐNG “TỰ HỌC”?

11/05/2019 cms

“Tự giác học” với “Tự học” là những từ vô cùng “hot” và đang được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất hiện nay. Hai từ này nghe na ná, nhưng lại khác hẳn về bản chất.

Các bố mẹ thường hỏi nhau: “Làm thế nào rèn con tự giác học?”.

Câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi, cụ thể là ở chính từ “rèn”. Chỉ khi coi sự tự giác học về bản chất là một hành vi thì bạn mới có thể rèn con. Bởi chỉ có hành vi là rèn được.

Rèn hành vi đơn giản là lặp đi lặp lại qua cơ chế thưởng – phạt. Việc này nhằm biến một hành vi thành một thói quen. “Học tốt ăn kẹo, học dốt ăn đòn”, nôm na là vậy.

Trong khoa học hành vi, rèn đúng là có thể tạo nên thói quen tự giác ở con người. Vì hành vi con người về cơ bản bị chi phối bởi sợ và sướng trong phạt và thưởng. Nhiều loài động vật, ví dụ chó, mèo cũng cũng có cơ chế này.

Vậy, học có phải chỉ đơn thuần là một hành vi thôi không?

Học không chỉ là một hành vi. Vì khả năng học của loài người vô cùng phức tạp, học vừa là hành vi, vừa là tư duy. Học bị chi phối bởi nhiều cơ chế đến nỗi khoa học vẫn chưa khám phá hết được học thế nào là tốt nhất. Do vậy cũng chưa trả lời được câu hỏi “dạy thế nào là tốt nhất”. Học còn có đặc tính phân hoá và cá nhân hoá cao ở cấp độ DNA từng người. Vấn đề này liên quan đến chỉ số IQ, EQ, AQ, SQ….

Do vậy, việc học ở mỗi người là khác nhau. Như vậy một chương trình tối ưu cho tất cả là điều không thể. Học chỉ tối ưu hoá hoàn toàn nếu được cá nhân hoá hoàn toàn. Ví dụ DNA của mình giúp mình mạnh, yếu cái gì thì tập trung cái đó. Điều này khiến cho chương trình phổ thông với sĩ số càng đông càng không đáp ứng nổi.

Việc không đáp ứng đúng tính cá nhân trong sự học.

Điều này dẫn đến tâm lý chán, ngại, sợ học ở nhiều học sinh. Tuy nhiên, việc tự giác học vẫn có thể rèn được. Học sinh hoàn toàn có thể đến giờ là ngồi vào bàn học chăm chỉ. Thế nhưng đó không phải “tự học” thực sự.

Tự học thực sự, bao gồm tự nhận thức, tự điều chỉnh, và cuối cùng là tự rèn. Quá trình này bị chi phối bởi tính cách cá nhân do DNA quy định. Đồng thời có cả chi phối của động lực bên trong.

Vậy động lực bên trong, biểu hiện là hứng thú với học tập, đến từ đâu?

Động lực đầu tiên đến các cơ hội, trải nghiệm để khám phá bản thân. Rồi mới đến từ việc cha mẹ, giáo viên cá nhân hoá tối đa việc học cho con. Để làm được như vậy cần phải hiểu rõ lý thuyết tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức. Qua đó mới thúc đẩy tính tự giác và năng lực tự học thực sự. Tự học là năng lực chứ không đơn giản là tính cách, thói quen.

Cần lưu ý là trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ trẻ 0 đến 6 thì thiên về hành vi nhiều hơn, lại phải vừa rèn các hành vi thói quen tốt, vừa kích thích vận động, tò mò nhận thức, xây dựng khả năng tập trung cao dần…

Ở Việt Nam rất ít học sinh có năng lực tự học. Nhưng lại không thiếu các em biết “tự giác học” mặc dù ghét học đau đớn. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là tìm các phương pháp để đảo ngược tâm lý “sợ học” của học sinh. Học sinh càng lớn lại càng khó thay đổi. Do đó việc xây dựng cảm hứng học tập, niềm đam mê học tập cho các em phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

Tại CMS EDU,

môi trường học tập theo tiêu chí HLV: Happy (truyền cảm hứng) – Leading Questions and Activities (Câu hỏi và hoạt động dẫn dắt) – Visual (trực quan sinh động) cùng cơ sở vật chất hiện đại với bảng thông minh, hoạt động dẫn dắt đa dạng và hệ thống học cụ chuyên biệt nâng cao tối đa hiệu quả giảng dạy và tạo cảm hứng học tập chủ động.

Đội ngũ giáo viên của CMS EDU có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy, chương trình học khác biệt tại CMS EDU cùng bộ sách học chuyên nghiệp với nội dung thú vị, hấp dẫn theo chủ đề truyền tải kiến thức cho trẻ một cách chuyên nghiệp.

Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.