fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

TƯ DUY VÀ ĐIỂM SỐ – CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN?

11/10/2018 cms
“Những con số có quyết định chất lượng của sản phẩm? Những bài hát triệu views, những ca sĩ triệu likes có đồng nghĩa với giá trị nghệ thuật và tài năng của họ?”
Việc giáo dục, rèn luyện cho trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo quan trọng hơn hay việc dạy để trẻ có điểm số cao quan trọng hơn?
Ánh hào quang mà điểm số mang lại sẽ trôi vào quên lãng theo thời gian nhưng tư duy sẽ là hành trang hữu ích cho trẻ đến suốt cuộc đời.

Vai trò của điểm số?

Không ai phủ nhận vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị của hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Thay vì dùng hai mớ rau để đổi lấy một cân thóc, người ta quy ra tiền và dùng tiền làm vật trung gian. Điểm số cũng có chức năng trung gian như thế để đánh giá giá trị của một quá trình hay một sản phẩm học tập.

Từ điểm số, người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nắm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu. Cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp.

Thậm chí, với nhiều người, điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Chỉ hơn nhau 0,25 điểm thì đã có người đỗ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên mỗi học sinh càng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập.

Điểm số có phải là tất cả để đánh giá năng lực, khả năng của mỗi học sinh không?

Thực tế cho thấy một học sinh có điểm cao chưa chắc đã biết vận dụng linh hoạt khi giải quyết một tình huống thực tiễn gặp phải. Và nhiều sinh viên bằng giỏi ra trường đi làm nhiều khi không hiệu quả được như một sinh viên chỉ có trong tay bằng khá…

Tư duy là gì? Vai trò của tư duy?

Theo giáo sư de Bono, “TƯ DUY là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển” và “ không phải ai cũng tư duy có phương pháp”.
Kỹ năng tư duy là 1 phần rất quan trọng trong việc rèn luyện trí thông minh cho trẻ. Kỹ năng tư duy tốt giúp trẻ giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, sáng tạo, ra quyết định nhanh, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích-xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.

Kỹ năng tư duy cũng như những kỹ năng khác, nó không phải tự nhiên mà có được mà TƯ DUY cần được đào tạo bài bản và rèn luyện mỗi ngày ngay từ nhỏ.

siêu nhận thức

Tư duy và điểm số cái nào quan trọng hơn?

Câu hỏi đặt ra rằng: việc giáo dục, rèn luyện cho trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo quan trọng hơn hay việc dạy để trẻ có điểm số cao quan trọng hơn?

Tại thời điểm thực tế điểm số có thể là ánh hào quang, là niềm hãnh diện của học sinh, của ông bà bố mẹ, nhưng qua thời gian, điểm số này dần trôi vào quên lãng: khi đã là học sinh phổ thông, ít ai nhớ nổi và cũng chẳng ai còn quan tâm đến việc hồi tiểu học mình được tổng kết bao nhiêu. Và khi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm số khi ngồi trên ghế nhà trường cũng không còn ý nghĩa và giá trị nữa.

Như vậy học không chỉ là tiếp thu kiến thức để giành điểm cao mà quan trọng hơn là rèn luyện kỹ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn để làm, để cùng chung sống, để khẳng định mình. Vì vậy hãy học những điều thiết thực và học phải vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống.

Chính những kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp… được rèn luyện từ bé sẽ dần hình thành trong trẻ những thói quen bền vững, đi theo bé suốt những năm tháng trưởng thành và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo nền tảng cho trẻ đạt được thành công toàn diện trong cuộc sống chứ không phải là điểm số.

 

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com