Tổ quốc trong em là Tổ quốc không còn COVID
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển không ngừng nghỉ, kinh tế phát triển, văn hóa phát triển và con người cũng phát triển. Tuy nhiên cũng chính vì sự phát triển đó mà đôi khi chúng ta lãng quên những giá trị khác của cuộc sống, mải chạy theo kinh tế khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, vì sự thờ ơ của bản thân mà khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng, mải mê chạy theo cuộc sống mà quên mất tình cảm với gia đình và những người thân yêu…
Cũng chính vì những lý do trên, Trung tâm Giáo dục Tư duy và Sáng tạo Quốc tế CMS Edu đã quyết định tổ chức cuộc thi sáng tạo nghệ thuật “Tổ quốc trong em”. Cuộc thi dành cho các bạn nhỏ từ 3 – 11 tuổi theo học tại hệ thống CMS Edu, giúp các bạn học sinh thêm yêu gia đình, quê hương, đất nước, giúp học sinh hiểu được những giá trị tinh thần trong cuộc sống.
Chỉ trong vòng 15 ngày diễn ra cuộc thi BTC đã nhận được hàng trăm bài dự thi gửi về. Và điều đáng ngạc nhiên là những cô bé, cậu bé 3 – 11 tuổi vẽ tranh như thể một họa sĩ thực thụ, sự sáng tạo trong mỗi bức tranh khiến người lớn phải ngỡ ngàng.
Tư duy không giới hạn
Một bức tranh được đánh giá cao không hẳn là bức tranh vẽ đẹp hay tô màu đẹp, mà nó còn thể hiện cả tư duy của người vẽ ở trong đó.
Ấn tượng đầu tiên có lẽ phải kể đến Nguyễn Hà Phương Như, 9 tuổi. Bức tranh của Phương Như với chủ đề “Người lính Việt Nam”, được cô bé vẽ ngay tại lớp khiến nhiều thầy cô ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì nét vẽ của cô bé 9 tuổi như một họa sĩ thực thụ, và ngỡ ngàng vì con áp dụng rất tốt những kiến thức về tư duy sáng tạo đã học được, đó là tư duy so sánh, tư duy logic, tư duy hình tượng…
Theo Phương Như, kẻ thù mỗi thời một khác, nếu trong thời kỳ chiến tranh các chú bộ đội kiên cường đối mặt với hiểm nguy, bom đạn thì ngày nay trong thời bình các chú bộ đội lại đối mặt với “kẻ thù” COVID, giúp đỡ người dân chống lại dịch bệnh.
Sáng tạo không ngừng nghỉ
Tranh được vẽ bằng bút chì, tô bằng màu là điều rất bình thường, nhưng tranh tại CMS còn có thể được tạo ra bằng lá cây, giấy báo, ống hút; và thước kẻ, đồ chơi, sách vở cũng có thể hỗ trợ để vẽ tranh.
Cô bé Thủy Nguyên – 8 tuổi mang đến một bức tranh vô cùng ấn tượng với hình ảnh một bạn nhỏ đang ôm chú lợn đất thật là to, đó cũng chính là chú lợn đất ngoài đời thật của Thủy Nguyên, và chú lợn ấy được cô bé hằng ngày tiết kiệm tiền để dành mua khẩu trang cho những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Điều đặc biệt của bức tranh đó là nó được tạo nên từ giấy báo cũ và ống hút đã qua sử dụng, ngoài việc giúp các bạn nhỏ ý thức được giá trị tinh thần khi giúp đỡ người khác mà còn giúp các bạn ý thức được việc gìn giữ môi trường, tận dụng những vật dụng bỏ đi.
Vẫn với chủ đề COVID, bạn Nguyễn Thảo Nhi, 9 tuổi còn sáng tạo bằng cách sử dụng lá cây cắt dán thành các hình khác nhau. Bức tranh Thảo Nhi nói về một gia đình trong thời COVID, với bố là người lính nơi biên giới, phải căng mình bảo vệ Tổ quốc để ngăn chặn những người vượt biên trái phép. Với mẹ là một bác sĩ đang ngày đêm chữa trị cho những bệnh nhân mắc COVID. Họ phải bỏ lại đứa con nhỏ ở nhà để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình.
Không kém cạnh về độ sáng tạo so với những bạn khác, Trần Trọng Bảo 7 tuổi đã mang đến bức tranh được vẽ bởi rất nhiều vật dụng như: quạt, sách, thước kẻ, đồ chơi và những hình ảnh cắt từ sách báo cũ. Bức tranh của Trọng Bảo vẽ hình đất nước Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại đất nước hình chữ S đó, các bạn nhỏ được đi học và sống trong môi trường an toàn nhờ các chú bộ đội canh giữ nơi biển đảo và biên cương, chống lại kẻ thủ xâm lược. Ấn tượng đặc biệt đó là hình ảnh những “chiến sĩ áo trắng” quên ăn quên ngủ để chống lại dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Tài không đợi tuổi
“Rửa tay thường xuyên
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Giữ khoảng cách 2 mét
Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết”
Những thông điệp này có lẽ hằng ngày chúng ta vẫn được nghe ra rả trên loa đài, báo chí, nhưng thông điệp được truyền tải từ một cô bé 4 tuổi có lẽ lại khác. Đó là bức tranh “Chiến binh chống COVID” của Nguyễn Huyền My, phần thuyết trình đơn giản chỉ là “con chống lại con COVID này, con COVID này và cả con COVID này nữa” những chắc chắn sẽ khiến người lớn phải suy nghĩ khi 4 tuổi cô bé đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc phòng chống COVID.
Cùng với đó là bức tranh “Đôi bàn tay và lá cờ tổ quốc” của Tuệ Mỹ, 4 tuổi. Nội dung đơn giản chỉ là hãy làm sạch đôi tay của mình để Việt Nam mau chóng đẩy lùi COVID, Ý tưởng ngỡ đơn giản, nhưng đâu phải học sinh 4 tuổi nào cũng có thể suy nghĩ “đơn giản” được như thế.
Không chỉ cần thiết trong việc học toán hay tiếng Anh, mà ngay cả bộ môn cần nhiều yếu tố cảm xúc và năng khiếu như hội họa cũng cần đến năng lực tư duy. Vậy khi năng lực tư duy kết hợp với cảm xúc sẽ ra sao? Sẽ cho ra đời những tác phẩm vừa giàu cảm xúc vừa có tính logic – những tác phẩm vừa chứa đựng tình yêu với Tổ Quốc và trí tuệ được nâng tầm qua ý đồ của những “họa sĩ” nhí./.
Theo: Tuấn Anh – Báo Gia đình mới
> Báo Gia đình mới: Bài viết
>> Báo Giadinh.net: Bài viết
Facebook Twitter Google+ Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn vàng để trẻ tiếp thu và hình thành những nhận thức đầu tiên, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo. Đây chính là […]
Facebook Twitter Google+ Sau kết quả Vòng 1 đầy rực rỡ, vào ngày 3/7/2022 vừa qua, 19 học sinh tại CMS Edu tiếp tục bước vào vòng 2 cuộc thi toán học Tiếng anh khu […]
Facebook Twitter Google+ Ngày 22/7/2022, tại Lễ biểu dương Doanh nghiệp, Doanh nhân, Trí thức tiêu biểu 2022 tại Nhà hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, Công […]