GIF89a.. TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC - CMS Edu Việt Nam
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

07/12/2020 cms

Có 3 điều quan trọng nhất trong quá trình học tập:

  • Thứ nhất là động lực học tập, 
  • Thứ hai là động lực học tập 
  • Thứ ba… cũng là động lực học tập. 

Có thể nói động lực học tập chính là yếu tố quyết định sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Nó cũng giúp học sinh cải thiện các vấn đề về hành vi và tạo dựng môi trường học tập tích cực.

Dưới đây là một số hoạt động tạo động lực cho học sinh trong quá trình học tập mà các thầy cô có thể áp dụng trong lớp học của mình.

1. Câu hỏi mở

Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh đưa ra các giải pháp sáng tạo. Đưa ra các câu hỏi mở giúp học sinh có thể suy nghĩ theo quan điểm cá nhân, từ đó thử thách sự sáng tạo của bản thân mình. Các câu hỏi mở cũng tạo điều kiện để những học sinh kém hơn có thể tham gia và đưa ra câu trả lời mà không bị bỏ lại phía sau.

2. Nhiệm vụ gắn với tinh thần trách nhiệm

Điều quan trọng là phải đối xử với học sinh như những người đã trưởng thành, tin tưởng giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ của mình. Điều này giúp học sinh cảm thấy được tôn trọng, được tin tưởng và phát triển tinh thần trách nhiệm. Từ đó thúc đẩy học sinh trong việc tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập. Cùng với các nhiệm vụ trong quá trình học tập, giáo viên cần cho phép học sinh được đảm nhận những vai trò quan trọng khác trong lớp học và trong cuộc sống.

3. Làm việc theo nhóm

Động lực học tập cũng đến từ cảm giác “thuộc về” – nghĩa là học sinh cảm thấy mình là một phần của một đội nhóm, một cộng đồng và có trách nhiệm với cộng đồng đó. Các hoạt động làm việc theo nhóm giúp học sinh hiểu hơn mọi người xung quanh và tìm cách để đàm phán, đưa ra giải pháp chung cho cả nhóm. Nó cũng mang đến cho học sinh cơ hội để bày tỏ quan điểm cá nhân, cảm thấy thoải mái, được lắng nghe và tôn trọng.

4. Cạnh tranh tích cực

Các cuộc thi, trò chơi mang tính cạnh tranh là cách để tạo động lực học tập hiệu quả cho học sinh. Nó không chỉ thúc đẩy học sinh làm việc chăm chỉ hơn, nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập mà còn dạy cho học sinh cách tôn trọng và chấp nhận thành công của người khác, kiểm soát cảm xúc cá nhân.

5. Hoạt động đánh giá thường xuyên

Cùng với các kỹ thuật giảng dạy tích cực, điều quan trọng là phải thiết lập hệ thống đánh giá thường xuyên. Đánh giá cho học sinh biết được mức độ đạt được so với các mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra các hướng dẫn và điều chỉnh cần thiết. Điều này khiến học sinh cảm thấy không bị bỏ rơi, kịp thời khắc phục những khó khăn và hạn chế gặp phải. Bên cạnh đó, học sinh có thể sử dụng điều này như một sự tự đánh giá để biết được vị trí của mình và làm việc chăm chỉ hơn để hoàn thành tốt hơn.

6. Đối mặt với thất bại

Việc cho phép học sinh được trải nghiệm, thử và sai, được làm lại và học hỏi từ những sai lầm khiến học sinh có động lực học tập tích cực hơn. Giáo viên cần giúp học sinh cách tập trung vào các nhiệm vụ và quá trình học tập hơn là nỗi lo sợ thất bại.

7. Sử dụng các câu danh ngôn về động lực

Giáo viên có thể giao cho học sinh công việc thu thập các câu danh ngôn về động lực học tập và sử dụng nó để trang trí lớp học cũng như góc học tập ở nhà. Những câu danh ngôn truyền cảm hứng như vậy sẽ giúp học sinh có thêm niềm tin và sức mạnh trong quá trình học tập.

8. Các chuyến đi thực địa

Lên kế hoạch cho một số chuyến đi thực tế thú vị bên ngoài trường học. Giáo viên nên đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào cuối mỗi chuyến đi, sau đó để học sinh chủ động hoàn thành các mục tiêu theo cách của riêng chúng. Điều này sẽ làm cho chuyến đi trở nên thú vị hơn. Giáo viên cũng nên đưa sẵn cho học sinh các hình thức đánh giá hoặc tổ chức một cuộc cạnh tranh lành mạnh để giúp học sinh làm việc tích cực hơn.

9. Đặt mục tiêu đầu mỗi học kỳ

Đặt ra những mục tiêu thực tế là điều rất quan trọng và việc đạt được những mục tiêu sẽ mang đến cho học sinh niềm vui và cảm hứng để cố gắng hơn. Giáo viên có thể tìm kiếm một số mẫu phiếu để hướng dẫn học sinh cách đặt mục tiêu đầu học kỳ và sau đó, dành thời gian vào cuối mỗi học kỳ để suy ngẫm về mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra.

10. Giao việc cho học sinh

Học sinh rất thích được nhận các trách nhiệm, thích có được sự tin tưởng của giáo viên. Vì vậy hãy mạnh dạn phân công công việc và giao cho học sinh các công việc chung của cả lớp. Đó cũng có thể là việc điểm danh, phân công trang trí lớp học, sắp xếp bàn ghế,… Hãy theo dõi, giám sát hỗ trợ và tôn vinh kịp thời những đóng góp của học sinh trong các công việc của lớp, đó là cách tạo ra động lực học tập hiệu quả.

11. Trò chơi tạo động lực

Có rất nhiều trò chơi vận động mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm, cả lớp hoặc cá nhân. Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi trong hoạt động chuyển tiếp, các tiết trống hoặc những khoảnh khắc học sinh cảm thấy mệt mỏi. Các trò chơi nên được đưa thành một phần của chiến lược giảng dạy.

12. Cơ hội dẫn đầu

Một vai trò lãnh đạo luôn đi kèm với đó là các trách nhiệm và cam kết. Nó thậm chí có thể thay đổi tính cách của học sinh và giúp chúng làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Hãy giao cho học sinh cơ hội được làm “lãnh đạo”, “thủ lĩnh” trong các hoạt động của lớp. Điều này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy học sinh đảm nhận những vai trò mới mang tính thử thách trong cuộc sống.

13. Tôn vinh những ý tưởng của học sinh

Điều quan trọng là tạo cho học sinh một không gian để có được tiếng nói trong quá trình học tập. Luôn hoan nghênh các ý tưởng của học sinh và thảo luận với học sinh về các vấn đề chung của lớp học. Cho phép học sinh được có tiếng nói và sự lựa chọn trong các nhiệm vụ học tập. Điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy mình quan trọng và cảm giác được tham gia vào việc giảng dạy của giáo viên. Khi đó học sinh sẽ có cảm hứng để thể hiện ý tưởng của mình.

14. Kỷ niệm các “sự kiện đặc biệt” của học sinh

Hãy tưởng tượng, một ngày kia, học sinh bước vào lớp học và thấy cả lớp chào đón để chúc mừng ngày sinh nhật của học sinh đó. Chắc chắn, học sinh sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào và có cảm giác “thuộc về” cộng đồng lớp học đó. Hay một thời điểm nào đó trong tiết học, giáo viên đột nhiên dừng lại và khen học sinh vì đã có thành tích tốt trong trận đá bóng hay một môn thể thao nào đó, chắc chắn khi ấy học sinh sẽ cảm thấy có động lực học tập hơn rất nhiều.

15. Cơ hội trải nghiệm

Có kinh nghiệm thực tế về các chủ đề bài học, học sinh sẽ học tập tích cực và hiệu quả hơn. Nó cũng là nguồn cảm hứng thôi thúc học sinh tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học. Cơ hội trải nghiệm là một nền tảng cần thiết để học sinh áp dụng những gì đã học trong lý thuyết trên lớp, từ đó cải thiện mức độ tự tin đối với chủ đề này.

16. Tạm ứng niềm tin

Hãy cho học sinh thấy rằng mình đang được tin tưởng. Nhất là đối với những học sinh cá biệt hoặc những học sinh học kém. Cần cho trẻ thấy trẻ hoàn toàn có khả năng học tập bằng chính năng lực của chúng. Thử bước vào lớp học và nói: “Cô được nghe mọi người nói, lớp chúng ta là một lớp học tuyệt vời, cô tin các em sẽ làm cho lớp mình trở thành một tập thể xuất sắc nhất trong trường”. Thực sự tin vào điều đó. Chắc chắn bạn sẽ thấy được một lớp học với những học sinh tích cực, nỗ lực và luôn cố gắng trong học tập.

17. Lời khen và phần thưởng

Ghi nhận thành quả của học sinh và đánh giá đúng sự nỗ lực cố gắng là điều quan trọng để tạo động lực cho học sinh. Giáo viên có thể tạo ra các lời khen nhanh, mang tính cá nhân đối với những trường hợp học sinh có hành vi hoặc thành tích học tập tốt. Ngoài ra, giáo viên có thể xây dựng một hệ thống phần thưởng, và dùng nó để khích lệ khi học sinh có những thành tích hay sự nỗ lực vượt bậc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lời khen giúp cải thiện 73% chất lượng của quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, hãy sử dụng nó thật thường xuyên.

18. Hỗ trợ kịp thời

Những lúc học sinh gặp khó khăn, đó là những lúc học sinh bị mất động lực học tập. Vì vậy, hãy nhận ra những thời điểm học sinh gặp khó khăn, tìm ra cách để hỗ trợ học sinh một cách kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ. Khi khó khăn được khơi thông, học sinh sẽ tự tin hơn để đạt được các mục tiêu học tập và có động lực nhiều hơn với quá trình học tập của bản thân.

19. Theo dõi tiến độ

Con người ta sẽ không làm điều gì đó mà không thấy kết quả. Con người ta cũng rất dễ cảm thấy nản chí khi làm mãi mà không biết mình đang ở đâu, cần làm gì để có sự tiến bộ. Giáo viên nên thiết lập một lộ trình cần đạt của một năm hoặc một học kì, mỗi thời điểm giáo viên lại cho học sinh dừng lại, suy ngẫm và chỉ ra mức độ mà học sinh đang đạt được. Bằng cách này, học sinh sẽ nhìn thấy được sự tiến bộ, phát triển đi lên của bản thân và có thêm động lực học tập.

20. Hãy chọn các hình mẫu

Học sinh, đặc biệt là học sinh ở các lớp lớn rất cần những hình mẫu và thần tượng. Giáo viên cần chọn những hình mẫu phù hợp với học sinh, khơi dậy trong học sinh những giá trị tích cực mà thần tượng của các em đang có và dùng nó làm động lực thúc đẩy học sinh trong quá trình học tập. Những chiến lược này có thể giúp cải thiện và thúc đẩy động lực học tập của học sinh – điều kiện tiên quyết để giúp chúng có được thành công trong cuộc sống. 

Tại CMS và trong vai trò của giáo viên, chúng tôi  luôn cố gắng đồng hành và hướng dẫn các em học sinh đi đúng đường vào đúng thời điểm. Đây chính là cách để học sinh học tập tích cực và hiệu quả.

 

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com