Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônTận dụng giai đoạn “vàng” tuổi lên 3 để giúp con phát triển toàn diện
3 tuổi trẻ biết làm gì? 3 tuổi trẻ đã phát triển những gì? 3 tuổi cần ưu tiên giáo dục những gì cho trẻ? Đó cũng là câu hỏi của không ít bậc phụ huynh đặt khi con lên 3, bởi thời kỳ này sẽ là khoảng thời gian đau đầu với nhiều bậc phụ huynh vì con bắt đầu ngang bướng và khá mẫn cảm. Tuy nhiên, nếu biết chọn “lối đi” đúng cho con thì chính giai này lại là giai đoạn con được phát triển nhiều nhất.
Giai đoạn phát triển thể chất và kỹ năng vận động
3 tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều sự thay đổi mới của trẻ. Thời gian này Ba Mẹ không còn phải đút cho con ăn như khoảng thời gian trước, thay vào đó trẻ đã có thể tự ăn, biết cầm cốc bằng một tay, tự rửa tay và lau tay mà không cần sự giúp đỡ. Ngoài ra con còn có thể đạp xe ba bánh, đi theo hình tròn, đường ngang và cúi xuống nhặt đồ mà không bị ngã. Một số bé vững vàng hơn còn có thể nhảy lên bằng hai chân, ném bóng qua khỏi đầu và chụp được bóng.
Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi vẫn cần mẹ giúp đỡ trong một số việc cá nhân như mặc quần áo, cột dây giày, hoặc đi vệ sinh… Mẹ có thể hướng dẫn để con sớm tự chủ trong mọi việc. Tuy nhiên không nên nóng vội trong việc dạy dỗ trẻ. Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu và học tập khác nhau nên có thể sau một khoảng thời gian, con sẽ biết thực hiện những việc được hướng dẫn một cách thuần thục.
Kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp phát triển
Khả năng giao tiếp của trẻ lúc này đã khá thuần thục, trẻ có thể nói câu dài từ 3 đến 5 chữ. Thời điểm này con sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp rất nhanh nếu Ba Mẹ có sự định hướng cho con bằng cách cho con tham gia nhiều hoạt động tập thể, ưu tiên phát triển tư duy, từ đó sẽ đi kèm với việc tăng khả năng giao tiếp.
Thời gian này trẻ cũng rất thích được nghe kể chuyện với những câu chuyện dễ nhớ, nhân vật dễ thương. Trẻ sẽ tò mò và có xu hướng thích hỏi những câu tư duy ngắn. Ba Mẹ không nên phớt lờ mà nên tận dụng cơ hội này để kích thích tư duy con phát triển. Đây cũng là giai đoạn thích bắt chước. Ba Mẹ cũng nên tranh thủ để dạy trẻ những công việc đơn giản trong nhà, hướng dẫn trẻ những việc có ích. Đặc biệt, Ba Mẹ nên làm một tấm gương hoàn hảo để con noi theo.
Phát triển khả năng nhận thức
3 tuổi – lúc này trẻ đã có khả năng học, nghĩ và giải quyết vấn đề cơ bản. Trẻ thích chơi trò đóng vai các nhân vật, chăm sóc búp bê, ghép hình từ 3 đến 4 mảnh… Ngoài ra trẻ còn có khả năng phân biệt được hình tròn, hình vuông, xây tháp với ít nhất 6 khối…
Đặc biệt khi lên 3, trẻ đã có khả năng nhớ những chuyện hôm qua và nhận ra những âm thanh nơi mình sống. Trẻ cũng nhận ra được sự nguy hiểm và biết tránh xa những nơi nguy hiểm như bếp nóng, xe đang chạy…
Thay đổi về cảm xúc
Trẻ càng lớn sẽ càng có những cảm xúc đa dạng hơn. Đến độ tuổi lên 3 trẻ đã biết bắt chước bạn bè và người lớn, biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Vì đây là lúc con đã có những nhận thức và cảm xúc rõ ràng nên Ba Mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn, nếu không trẻ sẽ dễ dàng xa cách cha mẹ.
Đây cũng là khoảng thời gian con có những cảm xúc và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất, vậy nên Ba Mẹ phải chú đến sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể giận dữ nếu bị Ba Mẹ bỏ lại trường học, buồn bực khi phải thay đổi một thói quen nào đó. Lúc này Ba Mẹ cần giải thích và ân cần với con để con hiểu rằng, đó là những điều tốt cho sự phát triển của trẻ.
Giai đoạn lên 3, Ba Mẹ cần khuyến khích trẻ tự tin và kích thích tò mò bẩm sinh ở trẻ, vậy nên tập trung phát triển Năng lực tư duy cho con là điều vô cùng quan trọng. Ba Mẹ có thể tham khảo cho con các chương trình giáo dục sớm thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động nhóm, các chương trình không quá áp lực về kiến thức nhưng vẫn tận dụng tối đa độ tuổi “vàng” để giúp con phát triển tư duy toàn diện.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]