fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ

25/06/2018 CMS Edu
Trẻ từ 0-6 tuổi là thời kỳ bộ não phát triển cực mạnh, đây là thời kỳ vàng để phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ cũng như phát triển trí thông minh cho trẻ. Có tư duy con người mới tồn tại và phát triển. Tư duy chính là sức mạnh. Con người có thể trở thành chủ nhân của vạn vật, chính là vì họ có năng lực tư duy. Mỗi thành tựu của con người, mỗi bước tiến bộ, đều bắt nguồn từ tư duy. Hầu hết những người thành công trên thế giới đều là những người biết tư duy.

Trẻ từ 3-6 tuổi có khả năng suy nghĩ rất nhanh, ngày nào chúng cũng hỏi cha mẹ về những vấn đề mà chúng cảm thấy kỳ lạ, đây là kết quả của việc trẻ nảy sinh suy nghĩ đối với thế giới mà chúng nhận thức. Từ những hiểu biết này, cha mẹ có thể tìm ra phương pháp để phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ.

Bill Gates ngay từ khi còn nhỏ đã thể hiện rõ đặc điểm lớn nhất của mình là không ngừng suy nghĩ. Khi mẹ gọi ra ngoài ăn cơm ông cũng ko nghe thấy, thậm chí cả ngày chỉ trốn trong phòng. Khi cha mẹ hỏi đang làm gì, thì ông trả lời: “Con đang suy nghĩ”, thậm chí có lần ông còn trách người nhà rằng: “Chẳng nhẽ mọi người không bao giờ suy nghĩ sao?”. Bộ não của ông gần như lúc nào cũng vận động với tốc độ rất nhanh. Cho đến tận bây giờ, công ty Microsoft vẫn truyền nhau cách nói thế này: nói chuyện với nhiều người giống như uống nước từ đài phun nước, nhưng nói chuyện với Bill Gates thì giống như uống nước từ đầu vòi chữa cháy vậy, khiến người ta ko kịp ứng phó, vì ông ấy luôn đưa ra vô số vấn đề.

Phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ là tạo động lực học tập của trẻ. Phát triển kỹ năng tư duy là phát triển trí thông minh cho trẻ. Kỹ năng tư duy là nền tảng của sự thông minh.

Hình thành thói quen tư duy mỗi ngày giúp trẻ nhìn nhận mọi vấn đề một cách nhanh nhạy hơn

Vậy phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ như thế nào?

Phương pháp 1: Hướng dẫn trẻ tư duy độc lập ngay từ nhỏ

Rất nhiều trẻ khi gặp phải một vấn đề khó, thường hy vọng cha mẹ sẽ đưa ra đáp án hộ chúng. Nếu cha mẹ trả lời trẻ, mặc dù có thể giải quyết được vấn đề của trẻ lúc đó, nhưng xét về lâu dài, sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, lúc gặp chuyện khó là không thể tự suy nghĩ, không tự tìm được đáp án, điều này tất nhiên không có lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ.

Vì thế, khi các bậc cha mẹ đối diện với vấn đề của trẻ, hãy gợi ý trẻ nên tự suy nghĩ, tự phân tích, vận dụng những kinh nghiệm và kiến thức được học hoặc đọc sách, tìm tài liệu tham khảo… để tự tìm lời giải. Trong quá trình mày mò tìm đáp án, năng lực tư duy của trẻ cũng sẽ được nâng cao. Nếu thực tại trẻ không thể giải quyết vấn đề một cách độc lập, cha mẹ có thể làm mẫu, thông qua các phương pháp như hỏi ý kiến của những người khác, nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ nhiều lần… để trẻ học được phương pháp tư duy, học cách giải quyết vấn đề, tác dụng của việc làm này là vô cùng lớn.

Phương pháp 2: Dạy trẻ dành ra 15 phút mỗi ngày để suy nghĩ

Một ngày có 1440 phút, bạn có thể chỉ cần dành 1% trong số đó – tức là 15 phút một ngày – để học tập, tư duy và lập kế hoạch. Sau khi hình thành được thói quen này, bạn sẽ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra rằng: bất luận là lúc nào, ở bất cứ chỗ nào, ví dụ như rửa bát hay trong lúc đạp xe hoặc lúc tắm, bạn đều có thể có được những suy nghĩ hữu ích.

Khi giáo dục trẻ, hãy bồi dưỡng cho trẻ thói quen tư duy 15 phút mỗi ngày từ khi còn nhỏ. 15 phút này có thể là khoảng thời gian mỗi tối để tự kiểm điểm, tổng kết, sữa đổi bản thân. Cũng có thể là vạch ra kế hoạch hoặc suy nghĩ đến những vấn đề học tập, hiện tượng xã hội, tưởng tượng về hoàn cảnh lý tưởng để thực hiện mục tiêu. Thậm chí là 15 phút để mơ về tương lai. Đây là phương p thực dụng để “nạp điện cho tinh thần” , có tác dụng hỗ trợ trong việc nâng cao năng suất học tập của trẻ. Khi thói quen tốt này được hình thành, nó sẽ có tác dụng thúc đẩy tinh thần tích cực học hỏi của trẻ.

Phương pháp 3: động viên tinh thần khám phá, tìm hiểu của trẻ

Trẻ có tính hiếu kỳ mạnh mẽ, chúng luôn thích khám phá những vấn đề mới, những đồ vật mới. Nhiều cha mẹ cảm thấy rất phiền phức và thậm chí là mắng, ngăn cấm. Thực ra, đây là trí thông minh sang tạo của trẻ. Cha mẹ nên động viên tinh thần ham mê khám phá của trẻ, gợi ý trẻ đưa ra những ý tưởng khác nhau.

Trẻ rất thích khám phá thế giới xung quanh, đây là tiền đề hữu ích để kích thích trí tò mò, hứng thú học tập của trẻ

Phương pháp 4: kích thích khả năng suy luận của trẻ

Khả năng suy luận là một phần quan trọng trong năng lực tư duy. Suy luận cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm mới có thể làm được. Cha mẹ cần phải giải thích cho trẻ một số quan niệm của sự vật, bồi dưỡng cho trẻ khả năng suy luận. Trong cuộc sống hàng ngày có thể để trẻ làm một số công việc suy luận có ý thức.

(Theo linhngo)

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com