fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Tâm lý trẻ 7 tuổi: Giai đoạn hình thành ý thức cá nhân

01/07/2021 cms

Ở mỗi độ tuổi, sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ tiểu học có bước chuyển khác nhau. Tâm lý trẻ 7
tuổi bắt đầu có sự trưởng thành trong suy nghĩ, hơn hẳn khi con trẻ mới bước vào lớp 1. Giai
đoạn này, trẻ hình thành ý thức cá nhân, chú ý hơn đến tính kỷ luật.


Nhà lập kế hoạch tự nhiên
Bước qua giai đoạn lớp 1, trẻ đã quen với nếp sinh hoạt kỷ luật theo trường lớp. Môi trường học
đường, ý thức kỷ luật tác động vào tâm lý trẻ 7 tuổi. Con tự nhiên hình thành tính thích lập kỷ
luật. Trẻ có thể lên kế hoạch cho mỗi ngày, và cố gắng thực hiện chúng. Trẻ 7 tuổi đặc biệt chú
trọng tới việc hoàn tất nhiệm vụ, hoàn thành thật tốt các “nhiệm vụ” đặt ra, và không muốn bị
mắng.
Quá trình đang tập tành với kỷ luật, đôi lúc con sẽ stress vì không đạt được kế hoạch. Cha mẹ có
thể giúp con lập vài thời khóa biểu sơ đẳng:
 Đến trường đúng giờ
 Soạn tập vở, dụng cụ đầy đủ
 Tổ chức họp gia đình hàng tuần, phân trách nhiệm cho trẻ phụ giúp việc nhà, lên kế hoạch
nghỉ ngơi.
Trẻ 7 tuổi trí tưởng tượng phong phú không thua gì khi trẻ ở cấp mầm non. Con ở độ này thường
sợ bóng tối. Bạn có thể mua gấu bông hoặc gối ôm cho trẻ ôm đi ngủ, kể chuyện cho con nghe
trước khi ngủ và hôn bé, tạo cảm giác an toàn cho con.


Phát triển tính cách và ý thức
Trẻ 7 tuổi phát triển nhiều tính cách tuyệt vời. Bạn sẽ thấy con phát triển khả năng tự kiểm soát
bản thân và có tinh thần ổn định hơn. Con cũng thể hiện cách hành xử lịch sự, yêu mến gia đình,
bạn bè. Con rất thích nghe bố mẹ kể về giai đoạn khi mình mới sinh ra, quá trình con lớn và
nhiều mẫu chuyện vui về mình. Con rất tự hào về gia đình, bố mẹ.
Ở tuổi lên 7, trẻ có xu hướng nội tâm và suy nghĩ nhiều hơn những năm trước đó. Đây là một
tiến trình phát triển dẫn tới sự cảm nhận của nội tâm ở tám tuổi. Trẻ kế hoạch và sắp xếp tất cả
các kinh nghiệm có từ mẫu giáo. Trẻ sẽ lo sợ về khả năng thành công khi làm những thứ mới ở
trường và về liệu trẻ có được chấp nhận bởi các đứa trẻ khác.
Từ suy nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ, con bắt đầu ý thức được việc trở thành thành viên của tập
thể. Trẻ chấp nhận sự thua cuộc tốt hơn là năm sáu tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể phạm
phải những lỗi lầm do bắt chước người khác: Nói dối, ăn cắp vặt, đánh nhau…
Bố mẹ nên theo dõi và thể hiện thái độ rõ ràng cho con biết đâu là hành xử sai khó chấp nhận,
nên chỉ rõ cho trẻ trước khi con phạm lỗi. Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phân tích con đã phạm
những lỗi nào, tác hại của hành xử đó, và cho con thời gian suy ngẫm về bản thân. Tuyệt đối
không đánh mắng con, thay vào đó nên dùng kỷ luật không nước mắt sẽ hiệu quả hơn.


Phát triển tình cảm ở trẻ 7 tuổi
Tình cảm bạn bè
Trẻ 7 tuổi thường tranh cãi và tranh luận với các bạn. Trẻ dễ giận nhưng cũng dễ làm lành, nên
người lớn tốt nhất đừng can thiệp vào việc này. Những khi con đánh nhau, tốt nhất tách hai đứa
trẻ ra, cho con có thời gian suy nghĩ, sau đó chúng sẽ tự làm lành với nhau.
Trẻ 7 tuổi chuyển sở thích chơi các trò nhập vai sang chơi theo luật định. Con bắt đầu học cách
phân công, làm theo trật tự. Điều này dẫn đến xung đột nảy sinh, việc này lý giải chuyện hay cãi
nhau, giận hờn của con. Bố mẹ không can thiệp nhưng không phải là bỏ mặc con. Bạn nên quan
sát và dạy con cách ứng xử phù hợp khi trẻ hết giận và bình tĩnh hơn.

Bạn nên cho con tham gia các lớp hướng đạo, các lớp học kỹ năng sống có người lớn dẫn dắt,
hoặc tham gia các câu lạc bộ thể thao. Điều này giúp con nhận định được vai trò và cách hành xử
của người lãnh đạo, từ đó thay đổi ý thức của mình.

Hoạt động và sở thích
Trẻ 7 tuổi thích chơi bên ngoài trời với các trẻ khác. Bảy tuổi là lúc để trẻ làm quen với các môn
thể thao, nhảy múa, tập võ và các môn vận động, trẻ sử dụng khả năng thể chất mới của mình và
xây dựng kỹ năng của trẻ trong lĩnh vực này.
Đồng thời, trẻ vẫn giữ thói quen chơi trong nhà một mình. Con sẽ dành thời gian ngồi một mình
để lắp ráp các mô hình ô tô, siêu nhân, Lego hoặc chơi búp bê. Bạn sẽ nhận thấy con bắt đầu
thích sưu tập và sắp xếp đồ chơi của mình, xem đó như tài sản riêng và niềm tự hào của con.
Trẻ 7 tuổi vẫn thích gắn bó với bố mẹ, đôi lúc cuối tuần vẫn muốn ngủ cùng phòng bố mẹ. Bạn
nên dành nhiều thời gian cho con, cùng con chơi cờ, nấu ăn hoặc đi công viên…
Tâm lý trẻ 7 tuổi nằm trong giai đoạn chuyển tiếp các mối quan hệ song song. Trẻ sẽ tìm được sự
cân bằng giữa cá tính cá nhân với tập thể, thông qua các trò chơi có tổ chức. Giai đoạn này con
tự lập nhưng vẫn rất ngây thơ, dễ thương. Bố mẹ đừng bỏ qua giai đoạn thiên thần này của con,
dành thời gian bên con nhiều hơn bạn nhé!

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.