GIF89a.. Phát triển nhận thức về không gian cho trẻ - CMS Edu Việt Nam
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Phát triển nhận thức về không gian cho trẻ

09/01/2021 cms

Phát triển nhận thức về không gian cho trẻ

 

  • “Cái gì vậy?” hoặc “Tại sao?

 

Trẻ em thường tò mò về mọi thứ xung quanh, luôn luôn có khuynh hướng đặt câu hỏi nhiều lần về bất kỳ sự vật, sự việc nào trông thấy. Điều này đôi khi có thể khiến Phụ huynh cảm thấy phiền phức, tuy nhiên chính những câu hỏi đó giúp trẻ được phát triển tư duy vượt trội. Vậy tại sao Ba Mẹ không tận dụng điều này để giúp con phát triển.

Khuynh hướng quan tâm đặc biệt với môi trường xung quanh

Trẻ em thường có khuynh hướng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với môi trường xung quanh. Trong giai đoạn này, nên người lớn nên sử dụng các vật xung quanh để dạy trẻ về các mối quan hệ vị trí giữa bản thân và các đồ vật khác cũng như mối quan hệ giữa các đồ vật để trẻ có được những khái niệm cơ bản về nhận thức không gian.

Nhận thức không gian được coi là bước đầu tiên để nhận biết khu vực xung quanh. Theo nghĩa rộng, không gian bao gồm nhận thức về hình dạng hoặc quy cách của đồ vật và mối quan hệ không gian giữa các đồ vật trong không gian. Nói cách khác, nhận thức về không gian là hình thức cơ bản nhất để nhận biết, giải thích và hiểu về khu vực xung quanh. 

Để trẻ hiểu về khái niệm hình học không gian

Khái niệm “bên trên” và “bên dưới” là khái niệm sơ đẳng nhất về hình học không gian, giúp xác định mối quan hệ giữa bản thân và một đồ vật. Những khái niệm này giúp trẻ nhận ra vị trí của một vật thể trong không gian dựa vào vị trí của chúng. Sau đó, trẻ học cách nhận ra các vị trí giữa các vật thể khác nhau. Do đó, khi dạy trẻ về khái niệm “bên trên” và “bên dưới”, cách tốt nhất là để trẻ suy nghĩ về vị trí của đồ vật trong không gian liên quan đến vị trí của trẻ trước khi dựa trên vị trí của một đồ vật khác.

Ví dụ, cho phép trẻ xác định các đồ vật dựa trên vị trí của chúng trong không gian, bằng cách đưa ra các gợi ý như “Cái gì trên đỉnh đầu của con thế?” hoặc “Hãy đặt một mảnh giấy lên chân đi”… Giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ di chuyển, đồ vật cũng đồng thời di chuyển theo. Sau đó, đặt câu hỏi như “Trên bàn là vật gì thế?” hoặc “Dưới bàn là vật gì vậy?” để mở rộng sự hiểu biết không gian của trẻ dựa trên vị trí của người khác và các vật khác trong không gian.

Vì khái niệm “bên trên” và “bên dưới” có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hàng ngày nên rất thu hút sự tò mò của trẻ. Trẻ có thể hiểu các mối quan hệ không gian trong khi tự xếp đồ chơi của mình vào ngăn kéo hoặc kệ, hoặc trẻ có thể hiểu các khái niệm này bằng cách sử dụng cơ thể để chỉ ra vật nào ở trên hoặc ở dưới. Bằng cách khuyến khích trẻ tìm ra và đặt lại đồ vật theo các hướng dẫn dựa trên vị trí, trẻ có thể trải nghiệm các khái niệm không gian khác nhau và làm tăng đáng kể nhận thức về không gian.

Ở độ tuổi từ 3 đến 5, bản năng tò mò tự nhiên ở trẻ tạo điều kiện giúp Ba Mẹ dễ dàng kết hợp các trò chơi phát triển nhận thức về không gian cho con trong những hoạt động thường ngày. Đặt câu hỏi và để trẻ tự tư duy suy nghĩ câu trả lời, hướng dẫn con tìm ra mối liên hệ giữa các đồ vật trong không gian chính là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để Ba Mẹ giúp con phát triển./.

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com