GIF89a.. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ - CMS Edu Việt Nam
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ

14/01/2021 cms

Khả năng sáng tạo luôn tồn tại trong mỗi con người từ khi sinh ra. Đó là lý do tại sao một em bé mới nhận thức cuộc sống luôn đặt rất nhiều câu hỏi mà không ít lần làm bố mẹ của mình đau đầu, hay đưa ra những câu trả lời mà khiến người lớn cũng phải giật mình. Nhưng óc sáng tạo ấy tồn tại hay mất dần lại là do môi trường và sự ảnh hưởng của những người xung quanh. Khi nghiên cứu về khả năng sáng tạo, một dẫn chứng thực tế đã chỉ ra rằng 98% các em bé ở nhà trẻ được kiểm tra là có khả năng sáng tạo siêu năng, các bé có thể nghĩ ra vô vàn cách chơi với kẹp giấy. Tuy nhiên khi ở tuổi 25, chỉ số sáng tạo siêu năng này chỉ con 3%. 

Vậy làm sao để có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ nhỏ và không để nó mất dần đi theo thời gian?

Với triết lý “Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ”, khi trẻ đặt nhiều câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời chính là lúc trẻ thể hiện sự sáng tạo không giới hạn của mình, CMS tạo ra môi trường học tập lý tưởng để rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Nếu như biết cách khuyến khích thì khả năng sáng tạo đó sẽ ngày càng phát triển. Đây cũng chính là lý do vì sao CMS sử dụng phương pháp Maieutic trong chương trình giảng dạy của mình. Maueutic là phương pháp Gợi hỏi- một phương pháp giảng dạy theo lối biện chứng của nhà triết học Socrates. Đây là phương pháp khuyến khích học sinh liên tục đặt câu hỏi, thay vì thụ động tiếp thu kiến thức một chiếu được dạy.

Hãy cùng đến thăm một lớp học chương trình Ucrea ở CMS để xem các giáo viên nơi này, khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi, tư duy và sáng tạo như thế nào nhé. Một em bé 4 tuổi nhìn vào một cái đồng hồ treo tường và đặt câu hỏi: “Cô ơi, đây là hình gì thế ạ?”. Cô giáo nhìn em bé và hỏi lại với khuôn mặt tươi cười: “Con thấy nó có giống những thứ gì mà con đã từng gặp trước đây không?”. Em bé hào hứng: “ Nó giống hồ nước nhỏ trước nhà con, giống mặt trăng trên trời, giống chiếc đĩa để bánh của con nữa ạ”. Cô giáo nhìn em với khuôn mặt phấn khởi: “Thật tuyệt con nhỉ, chúng ta có thể tìm thấy hình dạng này ở rất nhiều nơi, trong tự nhiên và cả trong lớp học”. Em bé thắc mắc: “Vậy làm sao để tạo ra hình đó cô nhỉ?”. Bất ngờ, em bé lấy một sợi dây, quấn hai đầu với nhau, lấy các ngón tay bé xíu giăng sợi dây thành hình tròn. Vậy đó, một em bé hơn 4 tuổi làm được nhiều điều hơn là chỉ nhập tâm vào đầu một định nghĩa khô cứng về hình tròn mà con chưa thể hiểu ở tuổi đó.

Đó là cách mà CMS khuyến khích và rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ. Ở nhà, hay bất cứ lúc nào trẻ đặt câu hỏi, bố mẹ cũng có thể khuyến khích, để trẻ tự đi tìm câu trả lời, thỏa sức sáng tạo, tự tin khám phá. Bởi vì thế giới trong mắt trẻ khác biệt rất nhiều so với người lớn, hãy để trẻ thỏa sức sáng tạo dưới góc nhìn khác biệt của con.

 

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com