Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônPhát triển khả năng giải quyết vấn đề qua tư duy logic
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề đúng cách.
Để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ, bạn cần tạo ra mối liên hệ giữa các thông tin quen thuộc hoặc xây dựng qua các kiến thức mà trẻ đã biết và tạo ra liên kết tư duy logic.
Đầu tiên, tạo ra các vấn đề logic bằng việc sử dụng các ngôn ngữ về vị trí và thứ tự với đồ vật và tình huống hàng ngày. Ví dụ, gói 1 món quà nhỏ và giấu đi giữa các đồ vật. Nói với trẻ, bố/mẹ đã giấu đi quả táo, món quà, chùm nho, quả chuối hay quả dâu… Sau đó, đưa ra các gợi ý ví dụ như “quả táo ở phía xa bên trái kia, quả chuối ở giữa quả dâu và chùm nho, còn chùm nho thì ở bên phải món quà.”
Việc đưa ra các gợi ý giống như những mảnh ghép xếp hình giúp trẻ có thể tìm ra món quà. Nó có thể là 1 trải nghiệm thú vị mỗi ngày xen kẽ với kiến thức toán học.
Lỗi lầm không phải là áp lực
Nếu trẻ gặp khó khăn, đưa ra gợi ý dựa vào năng lực hoặc đơn giản hóa vấn đề. Qua đó, trẻ thu được sự tự tin và nhận ra quá trình tư duy không hề đáng sợ hay khó khăn như trẻ tưởng. Thông qua quá trình này, học sinh tự tin tiếp thu kỹ năng giải quyết vấn đề kết hợp với kiến thức toán học hàng ngày. Ba mẹ không nên gây áp lực khi trẻ mắc lỗi bởi điều đó có thể khiến trẻ từ bỏ việc học.
Giải quyết vấn đề độc lập.
Học sinh có khả năng giải quyết vấn đề thông qua tư duy logic sẽ là nền tảng để trẻ giải quyết những thách thức lớn hơn khi trẻ trưởng thành trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, bạn không nên cố trực tiếp giải thích điều này mà cần giúp trẻ tự nhận ra thông qua các hoạt động với quy trình lặp đi lặp lại.
Tại CMS, chương trình học tập được thiết kế để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tư duy logic. Trẻ được khuyến khích nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó nảy ra các ý tưởng sáng tạo, đa chiều trong học tập và cuộc sống.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]