fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Nuôi dưỡng lòng tự tôn ở trẻ – Chủ đề giáo dục KỸ NĂNG mà Ba Mẹ cần biết

18/08/2021 cms
Các chuyên gia tâm lý cho rằng giai đoạn trước tuổi đến trường (4-5 tuổi) là một trong các cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển cảm xúc của bé. Đây chính là thời kỳ bé yêu phát triển lòng tự tin và lòng tự trọng, được hình thành từ những năm tháng ấu thơ.
Những cảm nhận của bé về sự gia tăng nhanh chóng khả năng của bản thân cũng như cách bé đối diện với những cảm xúc phức tạp hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến cách bé đương đầu với những căng thẳng của cuộc sống sau này. Nhiệm vụ của Ba Mẹ ở giai đoạn này là giúp bé phát triển lòng tự tôn, các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội.
Những kỹ năng này sẽ giúp bé vượt qua thăng trầm của cảm xúc, vượt qua khó khăn, biết tin tưởng, kiềm chế những giây phút quá khích, có lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Đó là những gia vị cực kỳ quan trọng cho một cuộc sống lành mạnh và thành công.
☘Nuôi dưỡng lòng tự tôn ở con trẻ
Lòng tự tôn được tạo nên khi trẻ biết trân trọng bản thân và ý thức được khả năng của mình. Những đứa bé có lòng tự tôn thường đánh giá đúng giá trị của bản thân và biết tự giải quyết các vấn đề ở một mức độ nhất định.
Lòng tự tôn giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hiểu và chấp nhận rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ để luôn giữ thái độ lạc quan. Ví dụ, Mẹ có thể đưa ra câu hỏi “Con nghĩ xem mình nên khắc phục sự cố này thế nào? Ai cũng có thể gặp những điều không như ý. Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi”
☘ Ba Mẹ có thể giúp trẻ phát triển lòng tự tôn bằng cách
+ Không ngừng nhắc cho trẻ nhớ bản thân mình là ai
+ Giúp con phát triển sự tự tin vào năng lực của mình
+ Dành cho con sự quan tâm đúng mực
+ Dạy con cách chấp nhận lỗi lầm
+ Dạy con về lòng tự tôn
+ Lòng tự tôn hình thành khi trẻ biết mình được kết nối với những người khác, được yêu thương và đánh giá đúng mức.
+ Dạy cho con bài học về vai trò của mỗi người thông qua việc giải thích về từng người trong gia đình, mối liên hệ của người này với những người khác và những điều bạn đã làm khi còn bé.
+ Có thể tạo 1 album gia đình và tạo cơ hội để con thu thập các kỷ vật của gia đình như các món quà lưu niệm sau mỗi kỳ nghỉ của gia đình.
+ Lưu giữ và trưng bày các bức tranh, bức vẽ và ảnh của bé yêu. Những hình ảnh này giúp con nhận biết quá trình trưởng thành của bản thân.
+ Phát triển sự tự tin vào năng lực bản thân:
+ Khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết các vấn đề và tự đưa ra quyết định. Nhưng cũng cần cho trẻ biết là bạn vẫn luôn ở bên, mỗi khi con cần.
+ Khi trẻ thành thạo một kỹ năng mới, hãy tạo cơ hội để con luyện tập nhiều lần trước khi chuyển sang một lĩnh vực khó hơn. Việc thực hành nhiều lần giúp trẻ cảm thấy tự tin trong những việc mình làm và nhận ra mọi thứ dần dần sẽ trở nên dễ dàng hơn.
+ Dành cho con sự quan tâm đúng mực
+ Khi con làm những điều tốt cho bạn, đừng quên dành cho con những lời tán thưởng “cảm ơn con” “Con làm tốt lắm”. Hãy tỏ ra hào phóng với lời khen ngợi, nhưng thật lòng bởi vì trẻ con rất nhạy cảm, bé sẽ nhận ra đâu là lời nói dối. Nếu bạn khen ngợi con quá nhiều, con sẽ không còn cảm thấy trân trọng điều đó.
+ Ôm con, lắng nghe, dành thời gian cho con, để con phụ giúp bạn, tham gia nhiều hoạt động cùng con nếu bạn có thể. Tránh nói những lời làm con buồn như “Con làm mẹ mệt đấy”, “con hư quá”, “con chả làm được việc gì cả”.
+ Chấp nhận lỗi sai: Hãy thực tế, nhưng cũng cho phép con bạn dấn thân vào các trải nghiệm mới. Không nên bao bọc con quá mức. Hãy nói với con rằng mọi người đều có thể mắc lỗi và chúng ta trưởng thành từ các sai lầm. Điều quan trọng là trẻ hiểu được thất bại trong việc này không có nghĩa là con cũng sẽ thất bại trong mọi việc. Tạo cho con thái độ lạc quan bằng cách nói tích cực với trẻ “Không sao. Đội của con chỉ không chiến thắng lần này thôi”. Rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi. Con chỉ cần cố gắng hết sức là được” và “Giúp ai đó là việc nên làm cho dù người đó không cảm ơn cũng không sao”.
Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.