Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônNHỮNG SAI LẦM KHI NÓI CHUYỆN VỚI CON TRẺ (P.2)
Khéo léo khi nói chuyện với con trẻ không chỉ giúp trẻ lắng nghe, nhận ra hành vi đúng/sai để phát huy hay sửa chữa mà còn giúp tình cảm gia đình thêm bền chặt. Từ những ví dụ rất nhỏ hàng ngày được đưa ra trong bài viết dưới đây phụ huynh có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho mình.
(3) Sử dụng cảm giác tội lỗi và sự xấu hổ để có được sự tuân thủ
Một trong những bài học lớn nhất mà một người học được khi làm cha mẹ là trẻ nhỏ không tự nhiên có sự đồng cảm và cân nhắc về nhu cầu của bạn. Trẻ phát triển sự đồng cảm từ quá trình lớn lên, bằng cách trải nghiệm sự đồng cảm của bạn đối với trẻ. Đó là lý do tại sao việc kỳ vọng trẻ hiểu được tình thế của bạn và nhìn thấy mọi thứ từ quan điểm của bạn có thể là không hợp lý.
Trẻ không làm như vậy không có nghĩa là con là một đứa trẻ xấu xa hay không quan tâm người khác. Chúng chỉ đang là một đứa trẻ hồn nhiên trong khi cha mẹ thường bận rộn, dễ căng thẳng dẫn đến việc tức giận khi trẻ không hợp tác. Bạn phải mất một thời gian để cân bằng cảm xúc của bản thân và bình tĩnh hít một hơi thật sâu hoặc tự nói chuyện trước khi để những cảm xúc này lộ ra, làm gián đoạn việc nói chuyện với con trẻ.
Ví dụ không hiệu quả
“Mẹ đã yêu cầu con nhiều lần về việc phải dọn dẹp đồ chơi của con và chúng vẫn ở đây, rải rác khắp sàn phòng khách. Con hoàn toàn không quan tâm sao? Con không thể thấy rằng mẹ đã phải đứng trên đôi chân của mẹ cả ngày để chăm sóc nhu cầu của mọi người. Bây giờ mẹ phải đi qua đống đồ chơi của con hoặc lãng phí thời gian của mình để dọn dẹp chúng. Có chuyện gì với con vậy, sao con quá ích kỷ vậy”?
Phụ huynh này đang tạo ra rất nhiều năng lượng tiêu cực, sự giao tiếp của cô ấy là đổ lỗi và thiếu tôn trọng con. Việc nói một đứa trẻ “ích kỷ” hoặc ngụ ý có điều gì đó sai trái cũng đều rất có hại. Trẻ em “nội tâm hóa” các từ tiêu cực này và bắt đầu thấy mình “không đủ tốt”. Cha mẹ khiến một đứa trẻ xấu hổ có thể định hình những con đường của não theo những cách tiêu cực. Chúng ta cần tuyệt đối tránh sai lầm này.
Ví dụ hiệu quả
“Mẹ thấy đồ chơi chưa được dọn dẹp và điều đó khiến mẹ khó chịu. Điều quan trọng là mẹ phải có một căn nhà có trật tự mà tất cả chúng ta đều có thể hoạt động trong đó. Tất cả đồ chơi đã được lôi ra sẽ phải để trong nhà để xe tối nay. Con có thể lấy lại chúng và tiếp tục chơi vào ngày mai bằng cách dọn dẹp tất cả đồ chơi bây giờ nhé ”.
Phụ huynh này đang truyền đạt rõ ràng cảm xúc và nhu cầu của riêng mình mà không giận dữ hay đổ lỗi. Cô đang áp dụng một hậu quả rõ ràng nhưng không quá nặng nề cho hành vi và tạo cơ hội cho đứa trẻ vào ngày mai. Cô ấy không có bất kỳ động thái tiêu cực nào đối với đứa trẻ hoặc gắn nhãn tính cách của cậu bé theo những cách tiêu cực.
(4) Không lắng nghe
Tất cả chúng ta đều muốn dạy con cách tôn trọng người khác. Cách tốt nhất để làm điều này là bằng cách làm gương hành vi tôn trọng và quan tâm trong tương tác của chính chúng ta. Điều này giúp trẻ học được giá trị của sự tôn trọng, đồng cảm và dạy chúng những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Thông thường, lắng nghe cẩn thận là điều khó khăn nhất với các bậc cha mẹ, bởi con trẻ luôn làm gián đoạn chúng ta hoặc tâm trí chúng ta đang bị bận tâm với tất cả những việc vặt phải được thực hiện.
Trong trường hợp này, có thể nói với đứa trẻ “Thật khó để mẹ lắng nghe con bây giờ bởi vì mẹ đang bận nấu ăn, nhưng mẹ sẽ vào đó trong 10 phút nữa và nghe con nói nhé”. Tốt hơn là dành một khoảng thời gian rõ ràng để giao tiếp hơn là lắng nghe nửa vời hoặc tức giận. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trẻ em khó có thể chờ đợi trong một thời gian dài để được lắng nghe.
Ví dụ không hiệu quả
Phản ứng của cha mẹ đối với một đứa trẻ nói rằng con đã ghi một bàn thắng ở trận bóng đá (không nhìn vào mắt): “Ồ, thật tuyệt, con yêu. Bây giờ đi chơi với em gái của con đi nào (lẩm bẩm với chính mình). Mình phải nấu gà ở nhiệt độ nào nhỉ”?
Việc lắng nghe hiệu quả liên quan đến biểu hiện phi ngôn ngữ như duy trì giao tiếp bằng mắt, truyền đạt sự hiểu biết với khuôn mặt và giọng nói của chúng ta và sử dụng các từ ngữ để phản ánh sự hiểu biết của chúng ta. Phụ huynh này đang dạy con mình không làm phiền cô ấy và những điều quan trọng với con không quan trọng với cô ấy. Điều này có thể làm cho một đứa trẻ cảm thấy cô đơn và thất vọng. Hãy nói chuyện với con trẻ một cách nghiêm túc và tôn trọng.
Ví dụ hiệu quả
Phản ứng của cha mẹ đối với một đứa trẻ nói rằng con đã ghi một bàn thắng ở trận bóng đá: “Con đã ghi một bàn thắng. Thật tuyệt vời! Mẹ có thể thấy con cảm thấy thực sự tự hào về cách con chơi. Mẹ muốn nghe tất cả về trận đấu ngày hôm nay, con kể cho mẹ nghe luôn đi nào”.
Phụ huynh này đang thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình: mời đứa trẻ xây dựng và mô tả những gì đã xảy ra. Cô ấy đang điều chỉnh hiệu quả sự biểu hiện phi ngôn ngữ của đứa trẻ và phản ánh cảm xúc của mình, từ đó giúp đứa trẻ nhận thức được những phản ứng của chính mình. Đây là loại phản ứng giúp trẻ cảm thấy rằng mình quan trọng và xứng đáng với sự chú ý và chăm sóc từ cha mẹ. Loại cộng hưởng đồng cảm này giúp đứa trẻ nới lỏng nhiều lộ trình não liên kết với nhau để xử lý và cảm nhận được cảm xúc.
Nuôi dạy con cái là một công việc khó khăn và tất cả chúng ta đều mắc sai lầm.
Điều đáng nói là cha mẹ cần rút kinh nghiệm để điều chỉnh hành vi. Để nói chuyện với con trẻ hiệu quả, chúng ta cần thời gian và năng lượng. Chúng ta cần phải nhận thức được cảm xúc và phản ứng tự động của chính chúng ta và làm chậm lại đủ để có thể chọn một cách hiệu quả hơn. Làm đến cùng với các hậu quả để dạy trẻ giới hạn, trong khi lắng nghe và cấp quyền tự chủ sẽ dạy trẻ cách tôn trọng.
Hãy chắc chắn bạn tự chăm sóc bản thân đủ để có thời gian, năng lượng quan tâm trẻ. Những đứa trẻ có sự tôn trọng sẽ học cách điều chỉnh cảm xúc của mình một cách hiệu quả hơn, cảm thấy tốt hơn về bản thân và có thể có nhiều mối quan hệ tốt đẹp với người thân, thầy cô và bè bạn.
(Theo psychologytoday)
Phần 1: https://cmsedu.vn/nhung-sai-lam-lon-nhat-cha-me-thuong-mac-phai-khi-noi-chuyen-voi-con-tre-p-1/
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]