fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Những điều kỳ diệu về não bộ của trẻ mà không phải ai cũng biết

25/08/2020 cms

Nếu phát triển thể chất của trẻ chỉ dừng lại ở những giai đoạn nằm một chỗ, lẫy, bò, đứng, đi, chạy nhảy thì sự phát triển của não bộ lại khác. Trí não của trẻ thực chất đã được phát triển từ khi trong bụng mẹ và phát triển một cách mạnh mẽ trong giai đoạn đầu đời.

Bộ não của trẻ sơ sinh có thêm 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài năm đầu đời và tăng gấp đôi kích cỡ khi trẻ được 1 tuổi. Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bộ não của trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời. Và còn rất nhiều điều tuyệt vời và thú vị về sự phát triển của não bộ một đứa trẻ mà Ba Mẹ nhất định phải biết.

  1. Trẻ em được sinh ra với cả một ngân hàng bộ nhớ

Bộ não của trẻ mới sinh đã phát triển được 40% so với khi trưởng thành. Đó là lý do giải thích tại sao ngay sau khi sinh, bé đã có thể phân biệt được giọng của mẹ và các âm thanh hay các bài hát mà bé đã được nghe khi còn trong bụng mẹ. Bộ não của trẻ tiếp tục phát triển và khi được 6 tuần tuổi bé đã biết bụng đói nghĩa là lúc phải được cho bú, cho ăn.

Và khi 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu nhận diện được các khuôn mặt cũng như đã có thể đưa ra quyết định thích hay không thích nhìn ai. Hình thành và rèn luyện các thói quen chính là một cách hoàn hảo để trau dồi và thúc đẩy phát triển trí nhớ cho trẻ vì nó giúp trẻ kích hoạt trí nhớ của mình để biết việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.

  1. Bé có một bộ não siêu linh hoạt

Với tốc độ phát triển siêu nhanh của não bộ, trẻ em có thể nhận biết mọi thứ xung quanh từ cảnh vật, tiếng động, mùi hương hay âm thanh… Điều này giải thích tại sao trẻ dễ bị kích thích và không thể điều chỉnh kịp khi có quá nhiều thứ cùng xảy ra.

Nếu Ba Mẹ muốn con mình tập trung vào một số việc cụ thể như ăn hay ngủ thì tốt nhất hãy để trẻ ở nơi ít ồn ào và có ánh sáng mờ. Vì bé bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh nên cách duy nhất thực sự hiệu quả để thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ là nói với âm lượng cao thấp khác nhau thì tốt hơn là nói theo cách thông thường.

  1. Trẻ đã chuẩn bị cho việc nói được từ khi mới 7 tháng tuổi

Nhiều bé phải hơn 1 tuổi mới có thể nói được những từ đầu tiên. Thế nhưng não của chúng thực tế đã chuẩn bị cho việc nói từ rất sớm. Một nghiên cứu của trường đại học Washington (Mỹ) đã cho thấy, dù trẻ sơ sinh không thể nói lên ý nghĩ của mình nhưng não bộ của chúng đã cố gắng tìm ra cách để tạo ra những chuyển động thích hợp cho những gì chúng muốn nói.

  1. Trẻ đã sẵn sàng để hấp thụ nhiều hơn một ngôn ngữ

Bộ não của trẻ có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào khi được tiếp xúc. Việc có thể nói được nhiều ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến bộ não của trẻ với sự thể hiện mạnh nhất và dễ thấy nhất là sự thông minh, khả năng tập trung và ghi nhớ. Vì vậy, Ba Mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ mà không lo điều này không hề làm chậm quá trình biết nói của trẻ vì thực tế thì não bộ của chúng rất mạnh mẽ và hoàn toàn có thể thích ứng được với điều đó.

  1. Trẻ sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ nếu Ba Mẹ hay nói

Thoạt nhìn thì có vẻ rất buồn tẻ khi Ba Mẹ nói chuyện với một đứa trẻ sơ sinh mà chúng không phản ứng lại nhưng hãy tiếp tục trò chuyện với bé vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Theo một nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ em được tiến hành bởi Viện nghiên cứu Marsico, Mỹ, những đứa trẻ thường xuyên được nói chuyện cùng cha mẹ có thể biết nhiều hơn 300 từ so với những đứa trẻ khác khi chúng được 2 tuổi.

Bên cạnh việc trò chuyện với trẻ, một cách đơn giản khác để tăng cường ngôn ngữ cho trẻ là đọc cho chúng nghe. Viện Marsico cũng khuyến khích phụ huynh đọc sách to cho trẻ nghe vì nó kích thích phát triển trí não của trẻ. Ôm ấp và vuốt ve trẻ cũng là một hành động vô cùng quan trọng giúp giải phóng hormon để não bộ của chúng phát triển.

  1. Trẻ đang học và hấp thụ mọi thứ xung quanh

Bộ não của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời có tới 100 tỷ tế bào thần kinh, các tế bào kết nối với nhau và tạo ra hàng nghìn tỉ khớp thần kinh. Những khớp thần kinh này tạo thành nền tảng cho con hiểu được thế giới xung quanh.

Thời điểm này cũng là lúc bộ não của trẻ mạnh nhất trong cuộc đời vì từ 2 tuổi trở đi sẽ không có thời điểm nào kết nối thần kinh được thực hiện nhiều đến như vậy. Bộ não của trẻ sơ sinh giống như một miếng bọt biển hấp thụ mọi thứ mà nó tiếp xúc. Vậy nên Ba Mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian bé thức để cùng con nói chuyện, hát, đọc và khám phá các đồ vật xung quanh.

  1. Càng ôm ấp não bé càng phát triển hơn

Đừng nghĩ rằng yêu chiều bé quá nhiều sẽ làm hỏng bé vì thực tế hoàn toàn ngược lại. Những cái ôm và những nụ hôn thường xuyên sẽ giúp trẻ tạo ra các kết nối thần kinh mạnh mẽ hơn, ngoài ra còn cải thiện sức khỏe của chúng. Một nghiên cứu của các nhà tâm thần và thần kinh học trẻ em tại Đại học Washington ở St Louis đã cho thấy càng được Ba Mẹ yêu thương thì kích thước não bộ của trẻ sẽ càng phát triển.

Trẻ em sống trong môi trường gia đình giàu tình thương yêu có não bộ lớn hơn và phát triển tốt hơn những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Ôm ấp và vuốt ve con thường xuyên cũng giúp giải phóng các hormon quan trọng để não bộ của trẻ phát triển. 

Ba Mẹ ôm ấp trẻ càng nhiều càng tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ
  1. Trẻ mất nhiều năng lượng để phát triển bộ não

Sự phát triển nhanh chóng của não bộ chắc chắn sẽ sử dụng rất nhiều năng lượng của trẻ. Thực tế, khoảng 60% năng lượng trao đổi của trẻ được sử dụng để phát triển trí não. Và điều này trái ngược với người lớn vì người lớn chỉ sử dụng khoảng 20% năng lượng của cơ thể để cung cấp năng lượng cho não bộ. Điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh cần phải ngủ nhiều trong những năm tháng đầu đời và tại sao giấc ngủ lại quan trọng như vậy đối với thời thơ ấu của trẻ./.

Tổng hợp Internet & biên soạn

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com