fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Những biểu hiện của trẻ thể hiện cách giáo dục của Ba Mẹ đang đi đúng hướng

17/09/2020 cms

Chúng ta đã làm Cha làm Mẹ đúng cách chưa? Đó cũng là câu hỏi rất nhiều người đang làm Cha Mẹ tự hỏi chính bản thân mình. Cùng đi tìm câu trả lời và nhìn nhận lại cách giáo dục con cái của bản thân qua các biểu hiện dưới đây của một đứa trẻ.

Trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên

Mỗi người sẽ có hầu hết các loại cảm xúc và chúng ta sẽ tự nhiên thể hiện những cảm xúc ấy trước mặt người mà chúng ta cảm thấy gần gũi, thâ‎n quen nhất.

Việc thể hiện cảm xúc trước mặt người khác không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với những đứa trẻ nhút nhát. Bởi vậy, nếu con thể hiện cảm xúc vui buồn với Ba Mẹ chứng tỏ khoảng cách giữa Ba Mẹ và con thật sự gần gũi. Và tất nhiên điều ấy cũng chứng minh Ba Mẹ đã biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tình của một đứa trẻ.

Nhiều người vẫn nghĩ trẻ em chưa biết gì nên đôi khi không quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cảm xúc của trẻ được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy nên, Ba Mẹ hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ cùng con nhiều hơn.

Ba Mẹ hãy gần gũi con nhiều hơn

Tuân theo các quy tắc

“Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”. Những thói quen, hành vi của con là tốt hay xấu ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trẻ, những người mà trẻ tiếp xúc hàng ngày như: Ông bà, Bố Mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô giáo nơi trẻ đến học…Từ những thói quen hành vi tốt như: trẻ chào người lớn, trẻ tắt điện khi ra khỏi phòng, trẻ biết nói “cảm ơn” “xin lỗi”… cho đến các hành vi chưa tốt của trẻ như: xả rác, không tôn trọng người lớn, nói chen ngang, giật đồ của bạn bè…đều thể hiện phần nào cách giáo dục của những người lớn trong gia đình – mà gần nhất là Cha Mẹ của trẻ.

Bởi vậy, việc người lớn đưa ra những quy định cho chính mình & thực hiện những quy định đấy, trẻ sẽ dần hình thành tư duy về việc điều gì nên làm, điều gì không nên làm, ví dụ đơn giản như việc vứt rác: rác cần được vứt đúng chỗ, đúng nơi quy định…

Trẻ em là một tờ giấy trắng, viết gì lên tờ giấy ấy phụ thuộc vào cha mẹ. Xuất phát điểm về ý thức của mỗi đứa trẻ là như nhau, và chính cách giáo dục của cha mẹ tạo nên sự khác biệt đối với chúng về sau này. Ba Mẹ đừng quên điều quan trọng này nhé!

Khi đứa trẻ bị thư‎ơng hoặc gặp vấn đề, người đầu tiên nghĩ đến là Ba Mẹ

Có thể nhiều người nghĩ nếu gặp bất cứ vấn đề gì trẻ cũng nghĩ đến Ba Mẹ đầu tiên sẽ khiến trẻ mất đi tính tự giác. Tuy nhiên không phải vậy, việc trẻ nghĩ đến Ba Mẹ đầu tiên thể hiện tầm quan trọng của Ba Mẹ đối với trẻ, mối quan hệ của trẻ đối với Ba Mẹ rất gần gũi.

Trường hợp này Ba Mẹ nên thấu hiểu và chia sẻ với trẻ, tìm hướng giải quyết cho trẻ thay vì trách cứ và mắng phạt. Việc giúp trẻ tìm hướng giải quyết khác với việc giải quyết thay trẻ, vậy nên Ba Mẹ sẽ không phải lo lắng rằng con sẽ ỉ lại hay không có tính tự giác.

Trách cứ và mắng phạt không phải là cách để dạy trẻ

Có suy nghĩ riêng của mình

Dù là trẻ em hay người lớn cũng đều mong muốn được thể hiện chính kiến của mình và được lắng nghe bởi người khác, khi ấy trẻ sẽ nhận ra sự quan trọng của bản thân mình, từ đó hình thành thói quen thể hiện quan điểm cá nhân.

Cách giáo dụ‎c con tốt nhất chính là tôn trọng trẻ, tôn trọng tính cách, suy nghĩ, ước mơ, quan điểm của trẻ. Ai là người lớn cũng từng trẻ nhỏ, cũng từng bỡ ngỡ rất nhiều điều trong cuộc sống. Hãy cho trẻ thể hiện chính kiến, hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, dần dần Ba Mẹ sẽ nhận ra tính độc lập và sự tự tin của con thay đổi rõ rệt. 

Ngoài ra, Ba Mẹ cũng nên dành cho con những lời khen khi con nêu lên ý kiến của mình, cùng với đó là những quan điểm “mang tính góp ý” từ Ba Mẹ để giúp trẻ thay đổi nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với con.

Có thể chịu trác‎h nhiệm

Một bà mẹ và đứa con 4 tuổi mua đồ trong siêu thị, dường như cậu bé lần đầu được đi siêu thị nên có đôi chút vụng về, làm rơi mấy viên kẹo ở quầy xuống đất. Các nhân viên bên cạnh vội vã chạy đến để nhặt, tuy nhiên người mẹ nói: “Mẹ biết con không cố ý đúng không? Con sẽ tự nhặt lên nhé?”

Cậ‎u b‎é bèn nhanh nhẹn: “Cô ơi, cảm ơn cô, do con làm rơi, con sẽ tự nhặt”. Rồi sau đó cậ‎u b‎é cúi xuống và cẩn thậ‎n nhặt từng chiếc kẹo.

Với tình huống như trên, sẽ không ít bậc làm cha làm mẹ sẽ đưa ra mệnh lệnh: “Con nhặt lên ngay!” hoặc “Sao con phá hoại, vụng về thế” hay thậm chí “Nhặt lên ngay không mẹ đánh con một trận! Mẹ thật xấu hổ vì con”. Ba Mẹ không biết, những lời nhiếc mắng này dần dần sẽ vô tình làm tổn thương con, lâu dần khiến con rụt rè và không dám khám phá thế giới bên ngoài vì sợ là hỏng, sợ làm vỡ… Tâm lý này lâu dần sinh ra một đứa trẻ sợ phải chịu trách nhiệm, rụt rè, ngại chia sẻ, ngại giao tiếp!

Do đó, thay vì là những câu mệnh lệnh, trách mắng con trẻ, cha mẹ hãy là những người bạn đồng hàn‎h cùng con, cùng con học tập và trải nghiệm. Có như vậy, mối qua‎n h‎ệ cha mẹ – con cái sẽ ngày càng mật thiết. Trong gia đình, mọi người đều có thể chia sẻ và yê‎u thư‎ơng cùng nhau, đây chính là môi trường giúp con trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh và có tình cảm./.

Tổng hợp Internet & biên soạn

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com