Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônGIÚP TRẺ TỰ TIN – LỜI KHUYÊN TỪ CMS EDU
Nhiều mẹ phàn nàn rằng con mình là “Anh hùng xó nhà” – đó là khi bé rất lanh lợi và năng động trong gia đình nhưng ra ngoài lại rụt rè, nhút nhát. Vậy làm sao để trẻ tự tin mọi lúc mọi nơi?
Tại sao trẻ lại nhút nhát, rụt rè nơi công cộng?
Liệu đây có phải là hành vi đáng lo không? Thật ra đó là một hành vi phát triển hết sức bình thường. Và đây là thời điểm trẻ sẽ phải trải qua một giai đoạn “warm-up” trong đáp ứng nhận thức thế giới xung quanh. Tùy vào mỗi bé mà cách đáp ứng này nhanh hay chậm. Có bé mất vài tháng, thậm chí vài năm để hoàn thành giai đoạn này.
Tại sao cần “Warm-up”?
Trong đáp ứng về nhận thức thế giới xung quanh, trẻ phải tập nhận ra nguồn stress, cách phân loại và đáp ứng nó như thế nào. Khi ở nhà, nguồn stress gần như “zero” vì trẻ đã quá quen thuộc với môi trường trong nhà và các thành viên nên không cần giai đoạn warm-up. Nhưng khi tiếp xúc với người lạ hoặc ở môi trường lạ (ở lớp/nơi công cộng) thì sự warm-up là cần thiết để giúp trẻ phát triển nhận thức, đánh giá tình huống và cách đáp ứng, trước khi trẻ quyết định tham gia hay không. Do đó, trẻ đôi lúc không dạ vâng (khi được hỏi đến) hoặc tỏ ra không tham gia chơi cùng là một việc dễ hiểu. Warm-up sẽ giúp trẻ rèn luyện cách phân tích trước khi đưa quyết định, điều thật sự cần để trẻ phát triển đúng.
Có thể xúc tiến quá trình Warm-up và giúp trẻ tự tin hơn?
Dĩ nhiên là chúng ta có thể giúp trẻ xúc tiến quá trình warm-up. Xúc tiến ở đây có nghĩa là tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện quá trình warm-up. Để khi trẻ quen dần thì quá trình warm-up sẽ ngắn và dễ giúp trẻ hòa nhập vào giai đoạn học hỏi.
Dưới đây là những cách mà CMS EDU khuyên các mẹ giúp trẻ xúc tiến quá trình warm-up một cách nhanh và tốt nhất:
- Tăng các hoạt động tập thể: Với lớp học ở CMS EDU, hoạt động tập thể phải có tất cả các trẻ tham gia. Điều này kích thích khả năng sáng tạo cũng như gắn kết các con lại gần với nhau hơn. Các hoạt động nhóm nên được thiết kế phù hợp với trình độ của nhóm trẻ, cùng học cụ bắt mắt. Thông qua đó tạo cơ hội cho trẻ tự mình hướng dẫn cho các bạn hoặc chia sẻ với các bé khi tham gia.
- Sự vắng mặt của cha mẹ trong một khoảng thời gian khi bé tương tác xã hội là vô cùng cần thiết! Ví dụ, khi đang thích thú với hoạt động trong lớp cùng các bạn thì ba mẹ nên tránh vài phút. Đến khi bé nhận ra không có cha mẹ bên cạnh thì hãy xuất hiện. Lâu dần bé sẽ không cần có sự hiện diện của cha mẹ nữa. Đấy là lí do vì sao các cô giáo luôn khuyến khích cha mẹ không nên tham gia với con trong lớp học. Thay vào đó để con tự thích nghi quen dần với môi trường mới.
- Tránh những cách nói như đe dọa hoặc đưa lời cảnh báo về khu vực chơi/nơi chơi. Ví dụ, “Con chơi thì chơi chứ không được chạy nhảy, nếu làm bẩn quần áo mẹ sẽ đánh”. Thay vì nói như vậy thì mẹ hãy chọn chỗ chơi khác hoặc đảm bảo an toàn về chỗ chơi cho trẻ.
- Làm gương – cha mẹ trở thành “người giao tiếp xã hội tốt”. Ví dụ, khi ai đó chào mẹ thì mẹ chào lại. Như vào cửa hàng, nhân viên cúi đầu chào mẹ thì mẹ chào lại. Hay khi vào quán café khi nhân viên đưa nước cho mẹ thì hãy cảm ơn và mỉm cười. Mẹ hãy làm những việc này trước khi muốn yêu cầu trẻ “hãy chào cô đi con”, “hãy cảm ơn chú đi con”. Chính hành động của cha mẹ sẽ giúp vấn đề stress môi trường của bé về gần zero. Và quá trình warm-up của bé cũng ngắn dần hơn trông thấy đấy!
- Đừng bao giờ nói trẻ là một đứa trẻ nhút nhát hay rụt rè. Cũng đừng bàn tán về vấn đề này với ai trước mặt trẻ, đặc biệt khi trẻ đứng trước lớp học có rất nhiều bạn cùng trang lứa. Nếu ai nói trẻ là rụt rè trước mặt trẻ, thì cha mẹ chỉ nên lịch sự sửa lại: “À con không rụt rè lắm đâu, có lẽ là do con chưa quen. Con cần một chút xíu thời gian để quan sát và sẽ tham gia cùng, phải không con.”. Sau đó cha mẹ hãy mỉm cười thật tươi và gọi tên của bé. Đồng thời lúc này mẹ đưa tay nắm lấy bé. Đừng bàn tán hay tranh cãi về vấn đề này trước mặt trẻ.
Đây cũng chính là những “tôn chỉ” được áp dụng tại môi trường lớp học CMS EDU. Các thầy cô giáo ở CMS EDU cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cha mẹ giúp trẻ tự tin và học tập thật tốt để có một hành trang vững chắc bước vào tương lai.
Đăng ký học thử cho con hoàn toàn miễn phí: https://cmsedu.vn/dang-ky-hoc-thu/
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]