Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônLÀM GÌ KHI CON BỊ NGƯỜI KHÁC PHÁN XÉT?
Trong cuộc sống hàng ngày, có bao giờ bố mẹ gặp phải những câu nói của người khác nói về con mình như: “Trời ơi, nhỏ này sao nó ốm như cò ma vậy”, “Con anh học nhiều quá nó ngơ ngơ sao ấy”, “Nhìn thằng này là biết không làm nên trò trống gì”, “Mặt con bé nhìn là thấy sau lớn số khổ”, …
Con bạn có bị người khác chê bai, phán xét như vậy bao giờ chưa? Những lúc như vậy bạn nên làm gì? Khi bạn dắt con ra ngoài, đi chợ, siêu thị, gặp hàng xóm, người quen họ hay chê bai, phán xét con bạn, nhẹ thì phát xét ngoại hình, mặt mũi, nặng thì phán xét tính cách, tương lai.
Những lời nói này tưởng vô hại nhưng thực ra rất ảnh hưởng đến tâm trí trẻ, khiến trẻ tổn thương tinh thần, tự ti, mất niềm tin vào bản thân. Lúc đó chính cha mẹ cần phải là người bảo vệ con mình.
Dưới đây là gợi ý cho bố mẹ vũ khí để bảo vệ con trước những lời tiêu cực, đó là kỹ thuật: TÁI ĐỊNH KHUNG NGÔN NGỮ! Bí mật của vũ khí này là giúp con chuyển hướng ngôn ngữ sang những ý nghĩa tích cực.
Mỗi khi có người chê bai, phán xét con, dù cho người ta nói gì, câu từ tiêu cực, nặng nề ra sao, cha mẹ không lặp lại và đồng tình với ý kiến đó mà hãy biến lời nói đó thành một câu kết luận theo hướng tích cực với câu mở đầu: “Có phải ý anh chị là…” thì trong tâm trí con sẽ lưu lại câu kết luận tích cực đó thay vì lời nói tiêu cực kia.
Ví dụ:
- – Có người nói con mập quá, béo quá, thì bạn hãy nói: “Ý của anh là bé mũm mĩm dễ thương lắm đúng không?”.
- – Có người nói con bạn học chậm, thua kém bạn bè thì bạn hãy nói: “Ý chị là bé cẩn thận, tỉ mỉ đúng không nên đôi khi con làm bài, học chậm hơn các bạn một chút”
- – Hay Bé tí mà đã bướng bỉnh, cãi lời bố mẹ thế này thì sau hư lắm thì bạn hãy nói: “Con bé tính cách có cá tính hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nên em rất tôn trọng tính cách của con. Cảm ơn chị đã góp ý.”
Đó là cách để bạn bảo vệ con trước những lời phán xét tiêu cực, hãy để lại trong tâm trí con những kết luận vui vẻ, lạc quan!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]