fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

KỸ NĂNG QUAN SÁT KHÁC VỚI NHÌN, NGẮM

21/08/2019 cms

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường, quan sát có kỹ năng không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên. Người có kỹ năng quan sát bắt đầu có chủ đích. Sau đó tiến tới ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.

Quan sát là phương thức học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế trong những năm đầu đời, trẻ chưa thể tự xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả. Trẻ cần được người lớn hướng dẫn để có thể chủ động, độc lập đối mặt với các vấn đề và giải quyết chúng.

  1. Giúp trẻ xác định mục đích quan sát rõ ràng

“Một đứa trẻ biết cách quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng. Đồng thời ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó.”

KỸ NĂNG QUAN SÁT KHÁC VỚI NHÌN, NGẮM

Trong thế giới muôn màu có hàng loạt đối tượng khác nhau. Người biết quan sát sẽ không nhìn vào tất cả những đối tượng đó. Thay vào đó họ phân nhóm chúng vào những chủ đề theo mục đích của mình. Đồng thời biết gạt bỏ những chi tiết, đối tượng không liên quan. Như vậy, khi vạch ra mục đích quan sát càng rõ ràng, trẻ càng tập trung chú ý. Dẫn đến sự quan sát càng tỉ mỉ, tinh tế, hiệu quả quan sát càng cao.

  1. Tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ

Cần kích thích lòng mong muốn hiểu biết, bồi dưỡng hứng thú quan sát cho trẻ, giúp trẻ thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc quan sát. Biện pháp kích thích khéo nhất chính là đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi vừa gợi mở, vừa củng cố lại những kinh nghiệm trẻ từng lĩnh hội. Thông qua đó giúp trẻ thấy việc quan sát, tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực. Đây là cách học tập chủ động, không áp lực.

  1. Giúp trẻ huy động vốn sống

Cần hướng dẫn trẻ vận dụng những kinh nghiệm có được trước đây vào quá trình quan sát. Từ đó, trẻ xác định được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã nhận biết trước đó. Vì vậy, cần tạo cho trẻ biết liên hệ theo sự gần gũi không gian, sự đồng dạng, theo môi trường tồn tại, hoặc theo quan hệ nhân quả,… Đây là lí do trẻ nên tiếp xúc với những hoạt động phân loại. VD như phân loại đồ vật có chung đặc điểm về hình dạng, màu sắc; phân loại các loài động vật có chung môi trường sống, có chung đồ ăn,…

Cùng quan sát với trẻ, cha mẹ khéo léo cung cấp cho trẻ những kiến thức mới về vấn đề trẻ quan tâm, giúp trẻ nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Mức độ, khả năng quan sát của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, vốn hiểu biết của trẻ. Trẻ có kiến thức nông cạn, thiếu hiểu biết thực tiễn, khả năng quan sát tất nhiên sẽ hạn chế về kỹ năng này. Cùng quan sát một hiện tượng, có trẻ có thể phát hiện được rất nhiều đặc điểm, tìm ra được nhiều điều mới lạ. Nhưng có trẻ chỉ trình bày được mấy chi tiết đơn điệu, nhàm chán khiến trẻ không muốn tiếp tục quan sát.

  1. Người lớn sẵn sàng trả lời câu hỏi và khuyến khích trẻ hỏi

Trong quá trình quan sát thế giới xung quanh, trẻ thường có những vướng mắc và đặt ra nhiều câu hỏi rất thú vị. Chẳng hạn như “Tại sao con nhện lại không bị dính vào tơ của nó?”. Hay “Tại sao tảng băng rất nặng nhưng lại nổi được trên mặt nước?”. “Giọt sương từ đâu đến?”. “Sao lại gọi là sao Bắc Đẩu?”. “Cá có ngủ không?”… Trước những câu hỏi kỳ quặc, thậm chí là hoang đường của trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm cách trả lời nhằm thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Ngược lại, nếu bậc phụ huynh nào thiếu kiên nhẫn hoặc không trả lời có thể sẽ khiến trẻ mất hứng. Thậm chí làm tổn thương dẫn đến nguội lạnh hứng thú quan sát và suy nghĩ của trẻ với sự việc xung quanh.

  1. Khuyến khích trẻ biết kết hợp quan sát với suy ngẫm những vấn đề trẻ quan tâm

Nếu trẻ chỉ thu thập thông tin đơn thuần mà không xử lý thì sẽ rất khó vận dụng trong các tình huống bất ngờ xảy ra sau này. Điều này khiến trẻ không nhận ra được ý nghĩa thiết thực của việc quan sát. Vì vậy, ngoài xây dựng thói quen biết quan sát, cha mẹ còn cần chỉ dẫn trẻ biết cách tích cực suy nghĩ những vấn đề trẻ nhìn thấy.

 

Với nội dung được thiết kế đặc biệt, các hoạt động trong chương trình đào tạo của CMS EDU định hướng học sinh tập trung vào việc quan sát có chủ đích để tự phát hiện ra vấn đề. Quá trình học sinh phát hiện ra vấn đề chính là quá trình “nhào nặn” thông tin, phân tích, tổng hợp, chọn lọc để giải quyết vấn đề đó. Mỗi học sinh có một cách quan sát khác nhau, do đó cũng có cách giải quyết vấn đề sáng tạo và khác nhau. Giáo viên ghi nhận các cách giải quyết đó, đồng thời khuyến khích nhằm tạo hứng thú cho học sinh không ngừng quan sát và sáng tạo.

Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/

Đăng kí test năng lực tư duy MIỄN PHÍ: https://cmsedu.vn/nangluctuduy/

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com