Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônKINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG VIRUS CORONA CỦA PHÓNG VIÊN HIỆN TRƯỜNG TỪ CUỘC CHIẾN DỊCH SARS
Laurie Garrett, một phóng viên từng đoạt giải Pulitzer, tác giả cuốn The Coming Plague – Newly Emerging Diseases in a World out of Balance (Đại dịch sắp tới – Những bệnh mới trong một thế giới mất cân bằng) đã chia sẻ những lời khuyên giúp phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình.
Trong dịch SARS, Laurie đã đi khắp Trung Quốc và Hồng Kông, phỏng vấn những người bị nhiễm virus, bác sĩ và y tá điều trị bệnh, các quan chức chính phủ, cảnh sát. Claurie chưa bao giờ lo lắng mình sẽ bị lây nhiễm, mặc dù đang ở cùng phòng với những người bệnh nhờ áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:
1. Khi rời khỏi nhà, hãy đeo găng tay găng tay mùa đông hoặc găng tay ngoài trời, và giữ nguyên không tháo ra khi ở trên tàu điện ngầm, xe buýt và không gian công cộng.
2. Nếu bạn gặp tình huống bắt buộc phải tháo găng tay để bắt tay hoặc ăn, đừng chạm vào mặt hoặc mắt của bạn, kể cả khi ngứa. Trước khi đeo găng tay trở lại, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm, chà xát ngón tay. Sau đó đeo găng tay vào.
3. Thay găng tay hàng ngày, giặt sạch và tránh đeo găng tay ẩm
4. Khẩu trang không có tác dụng khi đeo ngoài trời và có thể không hữu ích ngay cả khi bạn ở trong nhà. Hầu hết các loại khẩu trang đều mất tác dụng sau một hoặc hai lần đeo. Sử dụng cùng một mặt nạ ngày này qua ngày khác còn tệ hơn. Hơi thở từ miệng và mũi sẽ phủ bên trong một lớp màng có mùi hấp dẫn vi khuẩn. Tác giả hiếm khi đeo khẩu trang trong vùng dịch dù đã tham gia 30 vụ dịch! Thay vào đó, Laurie tránh xa đám đông, và giữ khoảng cách với những người khác – khoảng nửa mét là một tiêu chuẩn tốt. Nếu ai đó ho hoặc hắt hơi, Laurie yêu cầu họ đeo khẩu trang, điều này bảo vệ những người xung quanh khỏi chất dịch có chứa virus. Nếu họ từ chối, Laurie giữ khoảng cách với họ hơn một mét hoặc bỏ đi. Tránh bắt tay hoặc ôm người khác khi đang có dịch.
5. Trong gia đình, hãy thay thế tất cả khăn trong phòng tắm và nhà bếp bằng khăn sạch có tên của từng thành viên. Hướng dẫn mọi người trong gia đình chỉ sử dụng khăn riêng của họ và không chạm vào khăn của thành viên khác trong gia đình. Giặt khăn hai lần một tuần. Khăn ẩm cung cấp môi trường trú ngụ tuyệt vời cho các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.
6. Cẩn thận với tay nắm cửa. Mở và đóng cửa bằng khuỷu tay hoặc vai nếu có thể. Đeo găng tay để xoay tay nắm cửa, hoặc rửa tay sau khi chạm vào. Nếu có người trong gia đình bị ốm, hãy sát khuẩn tay nắm cửa thường xuyên. Tương tự, thận trọng với lan can cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, máy tính xách tay,… bất kỳ đồ vật nào được cầm nắm bằng tay. Miễn là bạn chỉ sử dụng các vật dụng cá nhân của riêng mình, bạn sẽ ổn, nhưng nếu bạn cần lấy điện thoại di động hoặc dụng cụ nấu ăn của người khác hoặc sử dụng bàn phím máy tính của người khác, hãy chú ý không chạm vào mặt và rửa tay ngay sau khi chạm vào đồ vật.
7. Nếu ăn chung, không sử dụng đũa và dụng cụ cá nhân của bạn để lấy thức ăn ra khỏi bát chung và, tất nhiên, nói với con bạn không bao giờ uống cốc của người khác. Các thói quen ăn chung truyền thống ở châu Á cần tạm dừng cho đến khi hết dịch. Nên có đũa, thìa riêng để chuyển đồ ăn vào bát đĩa cá nhân.
8. Tuyệt đối không mua, giết mổ hoặc tiêu thụ bất kỳ động vật sống nào cho đến khi được biết loài nào là nguồn gốc của virus.
9. Nếu thời tiết cho phép, hãy mở cửa sổ của bạn ở nhà hoặc nơi làm việc, để không gian của bạn lưu thông. Virus không thể tồn tại trong một không gian thông thoáng. Nhưng tất nhiên, nếu trời lạnh hoặc thời tiết khắc nghiệt, hãy giữ ấm và đóng các cửa sổ đó lại.
10. Cuối cùng, nếu bạn đang chăm sóc cho một người bạn hoặc thành viên gia đình đang bị sốt, hãy luôn đeo khẩu trang kín khi bạn ở gần họ, và đeo cho người ốm (trừ khi họ buồn nôn). Khi bạn thay khẩu trang cũ, bẩn từ mặt bạn bè hoặc người thân của bạn, hãy hết sức cẩn thận, bởi nó được bao phủ bởi virus. Hãy đeo găng tay cao su khi xử lý khẩu trang, bỏ vào túi dùng 1 lần, niêm phong lại, và sau đó bỏ vào thùng rác. Trong khi đeo găng tay cao su, nhẹ nhàng rửa mặt bệnh nhân bằng xà phòng ấm và nước, khăn giấy hoặc tăm bông dùng một lần đã sử dụng cần bỏ vào hộp hoặc túi nhựa gói kín trước khi bỏ vào thùng rác gia đình. Mặc áo sơ mi dài tay và quần áo che toàn thân khi bạn chăm sóc người ốm yếu. Làm sạch kỹ càng bằng xà phòng pha nước nóng mọi thứ mà bệnh nhân đã mặc hoặc chạm vào, bao gồm khăn trải giường, khăn tắm và dụng cụ. Nếu bạn có không gian, hãy cách ly người bệnh trong phòng riêng, hoặc một góc của căn phòng, nơi họ cảm thấy thoải mái, nhưng tách biệt với những người khác trong gia đình. Nếu thời tiết ở mức chịu đựng được, hãy mở một cửa sổ ở phía đối diện của căn phòng, để không khí có thể nhẹ nhàng thổi qua mặt bệnh nhân và đi ra ngoài. Tất nhiên, không làm điều này nếu trời rất lạnh, vì bạn bè hoặc người thân của bạn sẽ bị bệnh nặng hơn nếu cảm lạnh.
Thông tin bổ sung về cúm (không phải chủng corona) nhưng có giá trị tham chiếu, ứng dụng:
• Virus cúm A, sống khoẻ trên bề mặt phẳng như thuỷ tinh, sắt không gỉ. Như virus cúm, chúng có thể tồn tại lây truyền hơn 24 tiếng, nhưng trên bề mặt nhám như vải, hay tay người chỉ tồn tại được 5-10 phút (http://bit.ly/2GSaJse). Đây là lý do tác giả bài báo khuyến cáo đeo găng tay, cẩn trọng với các tay nắm sắt, kính trên các phương tiện/không gian công cộng
• Nghiên cứu của CDC cho thấy, ở độ ẩm 23%, hơn 70% các “hạt” virus cúm hoạt động mạnh trong vòng 1 tiếng, nhưng khi độ ẩm tăng lên 43% thì chỉ có 14% hạt cúm còn khả năng lây nhiểm. Sau 15 phút chúng tan rã. Một nguyên nhân nữa, thời tiết hanh khô giúp virus di chuyển trong không khí dễ dàng hơn trong bầu không khí ẩm. Đây là lý do khi thời tiết ấm lên, sẽ khiến virus cúm hoạt động kém đi (http://bit.ly/2Un8CEB).
• Mùa đông khiến cúm lây lan nhanh hơn vì con người hoạt động nhiều trong không gian kín. Thời tiết lạnh làm giảm khả năng phòng vệ cơ thể, đặc biệt thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu Vitamin D cần thiết cho hệ miễn dịch. Không khí lạnh cũng khiến mạch máu co lại khiến các tế bào bạch cầu không triển khai hiệu quả ngăn chặn virus. Nhiều người nghĩ rằng ẩm ướt sinh bệnh nhưng thực ra, không khí khô hanh mùa đông khiến các hạt bụi vỡ ra thành các hạt nhỏ hơn. Không chỉ vậy, nước trong không khí với các thành phần acid và muối cũng dễ làm virus biến dạng lớp vỏ và chúng dễ bị vô hiệu hoá. Tất nhiên, ẩm quá cũng lại tạo ra môi trường cho các loại virus khác sinh sôi (https://bbc.in/2Sh4aVf)
Kết luận, nếu ở trong phòng điều hoà, cần tạo ẩm!
Đừng nghĩ chỉ đeo khẩu trang là đủ! Khẩu trang có thể tạo nên cảm giác an toàn và mất chủ quan. Đeo khẩu trang y tế khi không được chỉ định có thể gây ra chi phí không cần thiết, gánh nặng mua sắm và tạo ra một sai cảm giác an toàn có thể dẫn đến bỏ bê những thứ thiết yếu kháccác biện pháp như thực hành vệ sinh tay. (Khuyến cáo của WHO: http://bit.ly/2UnPcje)
Kỹ năng sống cùng dịch là có. Nhưng cần tuân thủ nghiêm túc!
Link bài gốc: https://foreignpolicy.com/…/25/wuhan-coronavirus-safety-ch…/
—
Thông tin hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế: http://bit.ly/2SaZqk8
22 đường dây nóng hỗ trợ người dân: http://bit.ly/31q2Mnn
—
Nguồn bài dịch: http://bit.ly/2v54ZZi
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]