Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônĐỐI THOẠI ĐỂ GỢI TRÍ TÒ MÒ Ở TRẺ
Giao tiếp là một trong những nhu cầu tâm lý của trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. Gợi trí tò mò ở trẻ là một cách để phát triển khả năng giao tiếp, và ngược lại.
Đó là lý do khiến các nhà sư phạm dùng phương pháp đối thoại để tránh sự tẻ nhạt và buồn chán mà các phương pháp khác có thể gây ra. Khi này, vai trò của người giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành cùng với trẻ.
Thay vì đọc một bài giảng, cắt nghĩa một bài học, để trẻ nhỏ nghe và tiếp thu một cách thụ động, giáo viên sẽ chuẩn bị và tổ chức bài học một cách linh động hơn. Trẻ tham gia các hoạt động khác nhau: quan sát, chơi, thực hành, làm thí nghiệm,… nhằm tăng tính trải nghiệm cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ được trao đổi, chia sẻ với cô và bạn, được khuyến khích biểu đạt những hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.
Phương pháp đối thoại giúp người dạy tìm kiếm cái thích thú sâu xa của trẻ, đáp ứng và thoả mãn những thích thú ấy bằng cách gợi ra nhiều đề tài đa dạng. Bằng cách đó, người dạy khơi gợi trí tò mò ở trẻ. Nhờ đó, trẻ không còn thụ động lặp lại bài học, không còn bị gò bó trả bài, mà sẵn sàng vận động trí thông minh để tìm hiểu vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề. Đối thoại có thể đề cập đến những điều đã đề cập trước, nhưng không phải để kiểm tra xem trẻ có thuộc bài không, mà là để kiểm tra xem trẻ có hiểu không. Đối thoại có thể về cùng một đề tài, nhưng đặt ra những câu hỏi khác đi, tìm ra cách giải quyết tối ưu hơn.
Phương pháp đối thoại không chỉ giúp khơi gợi tò mò ở trẻ, khuyến khích trẻ tự học, tự tìm tòi, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mà còn phát huy được tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. Mục đích cuối cùng là kích thích động cơ bên trong của trẻ, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho trẻ để từ đó tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, được phát triển các kỹ năng, vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn.
Về cơ bản, phương pháp đối thoại được triển khai theo năm giai đoạn:
- Thứ nhất là khơi gợi thông qua các tình huống có vấn đề. Trẻ cần thấy rằng các kiến thức cũ không thể giải quyết được và trẻ thấy sự cần thiết của những kiến thức mới.
- Thứ hai là lắng nghe ý kiến của trẻ, cách nhìn và cách hiểu của trẻ đứng trước tình huống có vấn đề cũng như giải pháp mà trẻ đang suy nghĩ.
- Thứ ba, lặp lại với trẻ câu hỏi mà mình đã nghe, để kiểm tra xem giáo viên có hiểu đúng ý của con không. Liên tục đặt trẻ trước những vấn đề, trước những hoàn cảnh để tiến tới những khía cạnh khác nhau của đề tài. Không thể đòi hỏi trẻ cái tìm ngay ra được những kiến thức chính xác mà chúng chưa hề được biết. Mục tiêu là đặt vấn đề chứ không phải là đặt câu đố.
- Thứ tư là bố mẹ và giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ gần gũi, phù hợp để giúp trẻ vận động tất cả những hiểu biết, những nguyên tắc, những điều luật mà trẻ đã biết để suy đoán ra, khám phá ra những kết luận tổng quát mới, những hiểu biết tổng hợp mới. Tuy nhiên, giúp trẻ suy nghĩ là rất quan trọng nhưng quan trọng không kém là giúp trẻ diễn tả chính xác câu trả lời của mình.
- Do đó giai đoạn cuối, nếu câu trả lời của con đúng, thì nên xác định với trẻ là trẻ đã hiểu đúng. Bố mẹ và giáo viên phải biết đặt ra nhiều câu hỏi, loại bỏ những câu trả lời sai lệch, cải tiến và hoàn thiện những câu trả lời phiến diện hoặc khiếm khuyết.
Không có phương pháp nào là chìa khóa vạn năng, cũng không có phương pháp nào áp dụng được cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, phương pháp đối thoại đã và đang là một phương pháp hữu hiệu được các nhà giáo dục tin cậy và áp dụng. Mọi kiến thức đều được bắt đầu từ sự tò mò ở trẻ và cảm hứng học tập.
Đăng ký học thử cho con hoàn toàn miễn phí: https://cmsedu.vn/dang-ky-hoc-thu/
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]