Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônDẠY CON QUÁ NGOAN LIỆU CÓ TỐT?
Cha mẹ nào chẳng muốn con mình luôn ngoan ngoãn, và họ tự hào khi con mình được đánh giá là ngoan.
Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, chẳng đứa trẻ nào muốn bạn bè khen mình “ngoan”. Đối với chúng thì điều này như thể khen đểu, đồng nghĩa với “đụt”, “ngố”. Chúng thích được bạn bè khen về tài năng, về sự nổi bật, hát hay, vẽ đẹp, thông minh, dễ thương, ngầu… Những lời khen hiện đại hơn, cá tính riêng hơn, và thực tế hơn.
Những đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì không muốn gọi dạ bảo vâng. Chúng muốn khác biệt. Có những đứa trẻ tập toẹ hút thuốc, thể hiện, xăm mình hay ăn mặc theo style lạ… Và người lớn cảm thấy chúng hư, học đòi.
Yếu tố tâm lý đằng sau đó là “tôi muốn làm cho mình khác biệt, để khẳng định bản thân và điều đó khiến tôi tự tin.
Tôi muốn tìm kiếm tự tin vì tôi không thực sự tin vào trái tim mình. Tôi muốn được khẳng định vì tôi không thể tự khẳng định bản thân.”
“Tôi muốn những đứa trẻ thật ngoan ngoãn nghe lời.” Những lời như vậy không chỉ đến từ các bậc phụ huynh, mà còn thường đến từ những người có mong muốn kiểm soát mạnh mẽ.
Và “ngoan” được định nghĩa thế nào trong tâm trí của người bình thường?
Luôn vâng lời, nói gì nghe nấy. Không biết phản kháng. Luôn nhẫn nhịn. Nói năng nhỏ nhẹ, khéo léo. Chăm chỉ. Dịu dàng. Luôn khiến mọi người hài lòng. Luôn ý thức trách nhiệm để hoàn thành mọi việc. Tính cách ổn định. Lễ độ. Nhu mì, mềm yếu, dễ khuất phục trong tình yêu.
Toàn những đức tính tốt đẹp, đáng yêu nhỉ?
Tuy nhiên, những đứa trẻ quá ngoan ấy dường như bị tước đi cá tính riêng. Chúng được nuôi dạy để trở thành những người tốt không có chính kiến.
Khi ra ngoài xã hội, gặp phải những kẻ xấu tính xuất hiện yêu cầu “hãy nghe tôi, đừng ý kiến ý cò gì cả, tôi nói gì phải tuân theo”, sự ngoan ngoãn kia lại mang tới thiệt thòi.
Những người bị đàn áp, ức chế trong thời gian dài thường mang những tồn đọng của bệnh tâm lý.
Những người không quen thể hiện ý tưởng, bội lộ chính kiến của bản thân cũng buộc phải nói chuyện với chính mình trong đầu, và tất cả những suy nghĩ của họ tích lũy tiêu cực trong bóng tối.
Một người quen với việc tuân theo mệnh lệnh sẽ giống như một con rối luôn bị giật dây. Khi gặp một kẻ hơn, anh ta sẽ hành động theo mệnh lệnh, không có bất kỳ phản kháng nào và chỉ có thể hành động như một con kiến vâng lời.
Một đứa bé quá được bảo vệ trong nhà kính, giống như một chú chó cảnh nhỏ bé xinh đẹp, không thể tự sinh tồn ngoài môi trường tự nhiên.
Tôi thường thấy những cô gái được nuôi dạy ngoan ngoãn một cách vô lý trong lòng cha mẹ, khi chập chững ra ngoài đời và gặp những kẻ xấu xa, các cô bị chúng nghiền nát. Các cô gái ấy thường bị cuốn vào thứ tình yêu với những kẻ gia trưởng vũ phu, những kẻ lạm dụng, rồi các cô không dám chạy trốn mà chỉ biết khóc rằng “tại sao anh ta lại đối xử với tôi như vậy”…
Quá hiền để chống lại cái xấu. Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng. Điều này gây hại cả đời.
Quá hư và quá ngoan đều nguy hiểm theo cách riêng của nó!
Một chút nổi loạn không phải là điều xấu. Chỉ cần chú ý dẫn dắt để đứa trẻ học cách trở thành người tốt. Mỗi người đều có con đường của riêng mình, cuộc đời của riêng mình.
Dù cha mẹ có yêu con cái đến đâu, cũng chỉ nên cho đứa trẻ một đôi giày tốt, chứ đừng nên bắt nó từng đường đi nước bước phải theo đúng ý của mình. Đừng biến đứa trẻ thành con búp bê trong tủ kính.
Nguồn: Facebook Lê Bảo Ngọc
Tìm kiếm thêm nhiều thông tin và lời khuyên nuôi dạy con bổ ích tại Fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]