Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônCMS dạy trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề như thế nào?
Hàng ngày bố mẹ có bao nhiêu vấn đề cần giải quyết? Trong gia đình, tại công sở, ngoài đường phố,…?
Trẻ cũng vậy! Mỗi ngày trẻ cũng có “hàng núi” vấn đề phải xoay sở khi sinh hoạt trong gia đình, khi chơi với bạn bè, khi đi siêu thị với mẹ…
Như vậy, không chỉ đối với người lớn, giải quyết vấn đề là một kĩ năng thiết yếu đối với cả trẻ nhỏ. Càng lớn, trẻ càng có nhiều vấn đề mà bản thân trẻ phải biết tự xoay sở, cha mẹ sẽ không thể thường xuyên ở bên bao bọc hay giúp đỡ. Đơn giản như việc làm thế nào để buộc được dây giày mà ko bị tuột và vấp ngã? Làm thế nào để ăn được chiếc kem này mà ko bị dây bẩn ra áo? hay làm thế nào để lấy được chiếc bánh ở độ cao kia… Tất cả những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại cần phải rèn luyện.
Khi trẻ biết cách xác định mục tiêu, vấn đề và thiên hướng giải quyết cho những sự việc đơn giản thì dần dần trẻ sẽ có được kĩ năng xử lí được những vấn đề lớn hơn trong tương lai. Những đứa trẻ như vậy sẽ rất dễ thành công trong cuộc sống và cái người ta gọi là “khả năng sinh tồn” sẽ cao hơn hẳn so với những đứa trẻ luôn phụ thuộc vào cha mẹ.
Nắm rõ được tầm quan trọng của việc trang bị các kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ, chương trình CMS được xây dựng là chương trình giáo dục phát triển năng lực tư duy giúp trẻ có được nhiều kiến thức và kĩ năng tự giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ.
Tại CMS, ngay từ khi trẻ 3 tuổi, kĩ năng giải quyết vấn đề đã được tích hợp vào trong các bài học và trò chơi. Những câu hỏi gợi mở sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận được vấn đề và từng bước tìm ra các giải quyết. Ví dụ như khi con gặp một người bạn mới con phải làm như thế nào? Khi con có một cái bánh mà hai người cùng muốn ăn con sẽ làm như thế nào?
Người giáo viên đóng vai trò là người định hướng, luôn khuyến khích và động viên để trẻ nói ra suy nghĩ của mình. Trong quá trình tìm các giải pháp thì não bộ của trẻ cũng được kích thích và phát triển. Do đó, quá trình này càng được thực hiện thường xuyên thì càng tạo thuận lợi cho việc phát trển tư duy cho trẻ. Bên cạnh đó, bản lĩnh và sự tự tin của trẻ đồng thời cũng được củng cố.
Các hoạt động cụ thể trong lớp học CMS được thực hiện như sau:
1. Đóng kịch
Cô giáo đưa ra một tình huống và trẻ sẽ được hóa thân vào các nhân vật, được tự do tư duy và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lí nhất. Ví dụ: trong ngày đầu tiên tới lớp, con rất muốn được làm quen với các bạn trong lớp thì con phải làm như thế nào?
2. Hoạt động nhóm
Trong mỗi buổi học, cô giáo chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ có chủ đề hay vấn đề cần giải quyết. Các học sinh trong nhóm cùng nhau bàn luận để tìm ra các cách giải quyết vấn đề, đồng thời làm thế nào để thống nhất được ý kiến với nhau khi các cá nhân nảy sinh xung đột.
3. Sáng tạo sản phẩm
Phần thực sản phẩm giúp trẻ ghi nhớ bài học, tăng cường khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng. Ngoài ra cũng giúp trẻ biết cách giải quyết vấn đề khi phải tìm cách sử dụng hợp lý các nguyên vật liệu để cho ra được một sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài học.
Bên cạnh đó, các tình huống thú vị liên tục được tích hợp trong suốt buổi học, kích thích trẻ không ngừng vận động, tư duy.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]