Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônChỉ số SQ – Hiểu bản thân để thành công
Để thành công trong công việc, thành đạt trong cuộc sống mỗi người đều đặt ra mục tiêu của mình & nỗ lực hết sức mình để đạt được mục đích đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ & hiểu sâu sắc bản thân mình muốn làm gì, ước mơ của mình là gì? Vậy làm thế nào để định hình & hiểu rõ bản thân từ đó hoạch định tương lai cho bản thân?
Có người cho rằng để thành công chỉ cần thông minh vượt trội (chỉ số IQ) hay trí thông minh cảm xúc xuất chúng (chỉ số EQ)… Nhưng trên thực tế, căn cứ vào thực tiễn & khảo sát sự thành công của những “ông lớn” như Bill Gate – chủ tịch tập đoàn Microsoft, Barack Obama – Cựu tổng thống Hoa Kỳ hay Steve Jobs – “Cha đẻ” của “đế chế Appple” thì bên cạnh chỉ số IQ & EQ cao đặc biệt, họ còn có có các chỉ số SQ – chỉ số thông minh xã hội cao vượt trội, tiếp theo là chỉ số CQ – chỉ số trí thông minh sáng tạo rồi đến chỉ số PhQ – chỉ số thể chất, sức khỏe, chỉ số PC (chỉ số say mê), chỉ số AQ – chỉ số vượt khó.
Bởi vậy, nếu coi chỉ số IQ, EQ, PhQ là “kiềng 3 chân”, thì SQ chính là yếu tố “xương sống”
Hôm nay chúng tôi sẽ phân tích chỉ số SQ tác động & quyết định thế nào đến sự thành công của một con người? Làm thế nào để thúc đẩy chỉ số SQ? Nên bắt đầu từ mấy tuổi?
Chỉ số SQ là gì?
Nhiều thập kỷ trước, chỉ có IQ được cho là hình thức chỉ số thông minh hợp lệ nhất. Sau đó, những năm thập niên 90 chúng ta đã được nghe nhiều về trí tuệ cảm xúc EQ, rằng việc quản lý cảm xúc còn phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn nhiều so với chỉ số thông minh. Cho đến năm 1920, sự hiểu biết của chúng ta về các khía cạnh trí tuệ con người được mở rộng hơn nữa khi ý tưởng về chỉ số thông minh xã hội SQ lại xuất hiện.
Nhưng chính xác thì chỉ số thông minh xã hội SQ là gì? Tại sao nói SQ thậm chí còn quan trọng hơn tất cả các chỉ số ở thời đại ngày nay? Làm thế nào để sự hiểu biết về SQ có thể giúp con người giải quyết những vấn đề thời hiện đại như sự vô cảm hay thậm chí bạo lực, khủng bố? Trước hết, hãy đi tìm câu trả lời cho khái niệm SQ đã nhé!
Thứ nhất: Trách nhiệm cuộc sống
Mục đích sống trong cuộc sống này của chúng ta là gì? Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho ai? Suy nghĩ về những điều này làm cho chúng ta nhận ra rằng chúng ta nên có một tầm nhìn về cách mà chúng ta sống, sống cho bản thân và sống cho mọi người. Rốt cuộc chẳng ai có thể ở trên thế giới này mãi mãi, vì vậy chúng ta nên có một phần đóng góp nào đó cho những thế hệ tiếp theo.
Thứ hai: Khiêm tốn
Chúng ta chỉ là một trong số gần 8 tỷ người trên Trái đất. Vậy điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng sự tồn tại của chúng ta quan trọng hơn những thứ khác?
Thứ ba: Hạnh phúc
Thế giới đã và đang phát triển, nó mang đến cho con người sự tiện lợi và đủ đầy. Tuy nhiên, có chắc xã hội càng phát triển là con người càng hạnh phúc? Tất cả chúng ta đều mong muốn hạnh phúc nhưng làm cách nào để đạt được hạnh phúc thì không phải ai cũng hiểu.
Làm thế nào để thúc đẩy chỉ số SQ?
Những năm trước có nhiều khái niệm cho rằng SQ có được là do trải nghiệm cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên khi xã hội phát triển hơn thì khái niệm ấy cũng dần thay đổi, bởi chúng ta có thể dễ dàng có được SQ thông qua giáo dục. Hiện nay có rất nhiều chương trình giáo dục lồng ghép các bài học ý nghĩa, thay đổi phương pháp học để giúp học sinh tăng cường chỉ số SQ. Ở phần này CMS sẽ đặc biệt dành riêng cho những bậc cha mẹ có con nhỏ, để giúp Ba Mẹ tìm phương pháp thúc đẩy chỉ số SQ cho trẻ.
Việc tăng cường chỉ số SQ không quá khó nhưng ít người có thể duy trì và thực hiện được. Vậy nên cần tăng cường SQ như một nội dung trong bài học và đưa vào giảng dạy trong giáo dục ngay từ giai đoạn đầu đời. Bởi bất cứ một việc gì nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ được con người ghi nhớ lâu hơn.
Những người có chỉ số SQ cao thường có tầm nhìn sâu hơn và linh hoạt hơn những người khác trong mọi vấn đề. Chúng ta thường nhắc nhiều đến SQ thông qua sự thành công của một người trường thành, tuy nhiên để có được sự thành công ấy thì việc trau dồi SQ cần được diễn ra từ giai đoạn đầu đời, cụ thể bằng cách:
- Dạy trẻ cách yêu thương, yêu thương mọi người, yêu thương vạn vật
- Đặt ra các nguyên tắc cho bản thân của mỗi đứa trẻ
- Yêu quý và tôn trọng tất cả những gì mình và người khác làm ra
- Dành sự quan tâm tới những người chưa quen biết, ví dụ trong lớp có 1 bạn mới giáo viên sẽ làm cầu nối để các bạn làm quen và quan tâm lẫn nhau
- Quan tâm đến những điều xung quanh trong xã hội như: người nghèo, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…
- Dành những món quà cho người mình yêu thương, thể hiện tình cảm với Ông Bà, Ba Mẹ…
SQ trong chương trình đào tạo của CMS
Với mục tiêu giúp trẻ phát triển các chỉ số thông minh và toàn diện (IQ, EQ, SQ, PhQ, AQ, PQ, MQ…), chương trình của CMS giúp trẻ gia tăng các kỹ năng:
- Khả năng quan sát
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng tư duy logic
- Khả năng sáng tạo
- Khả năng tập trung
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Hình thành năng lực tư duy tự thân
Đây cũng chính là những kỹ năng cần có của một người thành công trong tương lai. Những kỹ năng này phát triển song song với sự phát triển của các chỉ số thông minh và toàn diện của trẻ.
Cụ thể đối với chương trình phát triển năng lực tư duy của CMS, CMS dạy về tư duy sáng tạo dựa trên môn toán, điều này Ba Mẹ có thể dễ dàng trông thấy thông qua sự thay đổi về chỉ số IQ của con trong việc trẻ tư duy nhanh và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, ngoài IQ thì chỉ số SQ của trẻ cũng thay đổi rất nhiều thông qua việc lồng ghép vào bài học, các chủ đề ý nghĩa mang tính giáo dục cao. Chỉ có điều, SQ là chỉ số trừu tượng, không giống với IQ thông qua việc tăng hay giảm các điểm số trong những bài test cố định. SQ được định lượng sau một quá trình về hành vi và thái độ của trẻ. Ba Mẹ có thể trông thấy sự thay đổi sau một quá trình bằng việc so sánh các hành vi của trẻ trong các giai đoạn khác nhau.
CMS thường xuyên tổ chức những cuộc thi mang tính nhân văn như “Tổ quốc trong em” giúp các bạn nhỏ yêu quê hương đất nước của mình hơn, “Ươm mầm xanh” giúp trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, “Người con yêu nhất” giúp trẻ thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình, “CMS in my heart” giúp con thể hiện tình yêu với trường lớp và thầy cô…
Không những tăng chỉ số SQ qua các cuộc thi mà nội dung các bài học trong chương trình cũng luôn lồng ghép các kiến thức mang tính giáo dục cao, về các mối quan hệ trong xã hội, sự quan tâm lẫn nhau, những điều nên và không nên làm… giúp trẻ hiểu và biết cách ứng xử trong cuộc sống.
Muốn trở thành người thành công thì chắc chắn không thể thiếu được SQ. Thông qua thực hành và chiêm nghiệm chính bản thân chúng ta có thể học được cách sống biết quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm với tất cả mọi người. Nghe thì thật đơn giản nhưng thực ra lại khá phức tạp, bởi con người rất dễ bị lãng quên ý nghĩa cuộc sống để chạy theo những giá trị hiện hữu. Vậy nên, việc trau dồi chỉ số SQ hằng ngày, trau dồi từ khi còn nhỏ, trau dồi bất cứ khi nào là điều vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi đứa trẻ./.
Tổng hợp Internet & Biên soạn
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]