fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Cách dạy trẻ học từ sai lầm (P.2)

05/08/2018 cms
Ngay từ nhỏ các bậc phụ huynh có cách dạy trẻ học cách chấp nhận sai lầm để cân bằng cảm xúc, rèn luyện nhiều kĩ năng, học từ chính những điều sai.

“Sai lầm là người thầy tốt nhất của chúng ta” – đây là quan điểm được nhiều phụ huynh ủng hộ. Cùng CMS EDU tham khảo thêm những cách dạy trẻ học từ những sai lầm để rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình bố mẹ nhé.

Sai lầm là người thầy tốt nhất của chúng ta

“Chúng ta học từ những sai lầm” – đứa con 6 tuổi của tôi đã biết nói điều này khi được bố mẹ phân tích nhiều lần về những lần phạm lỗi và chúng tôi đã in đậm ý nghĩ về việc phạm sai lầm cũng giống như những khoảnh khắc để học hỏi thường xuyên.

Rất hiếm khi chúng ta đạt được thành công trong lần thử đầu tiên. Không có hình mẫu tuyệt vời nào đứng trên đỉnh thành công chỉ trong một ngày. Thay vào đó, chúng ta học từ những sai lầm. Chúng chỉ cho ta thấy các bước chúng ta không nên làm hoặc các cách thực hiện khác nhau,  điều gì làm được và các “chiến thuật” chúng ta cần cân nhắc lại.

Sai lầm không phải là những trở ngại hay thất bại. Hãy coi chúng như những người thầy đang chỉ cho bạn cách làm mới hoặc khác hơn để đạt hiệu quả tốt hơn.

Hãy cẩn thận với phản ứng của bạn khi con mắc sai lầm

“Ôi trời ơi”, tôi đã than thở khi nhìn thấy đứa con 2 tuổi của mình tè dầm ra sàn nhà – “Con không tè vào bô mà tè ra nhà ư”. Sự thất vọng của tôi đã rất rõ ràng.

“Đừng lo”, chồng tôi nhắc nhở cả nhà, đặc biệt là tôi. “Tai nạn vẫn thường xảy ra mà. Chúng ta đừng nên tập trung quá nhiều vào lỗi lầm và khiến con cảm thấy tồi tệ về điều đó”. Ngay lập tức tôi hiểu được ý của anh ấy. Tôi cần phải gạt sự thất vọng sang một bên để nó không tạo cái nhìn xấu cho con tôi về các sai lầm và tai nạn. Vì sự cố với chiếc bô cũng chỉ là một tai nạn thôi.

Giận dữ khi trẻ mắc sai lầm sẽ mang tới những kết quả tiêu cực

Phản ứng của chúng ta đối với các sai lầm của trẻ có thể gửi đi nhiều thông điệp khác nhau. Hãy lấy ví dụ như bạn nói con mang bát đĩa bẩn vào bồn rửa nhưng con đã ném bát đĩa vào bồn rửa thay vì đặt chúng nhẹ nhàng vì con cho rằng đó là cách thực hiện. Và kết quả là một chiếc cốc đã bị vỡ. Bạn có thể khiển trách con về lỗi lầm của mình. Con sẽ biết mình đã làm sai điều gì đó và khiến cốc bị vỡ. Con thậm chí có thể cảm thấy xấu hổ hoặc bối rối vì con nghĩ mình đã làm theo đúng hướng dẫn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn kiềm chế sự thất vọng của mình và tập trung vào việc con có thể làm gì lần tiếp theo? Bạn có thể chỉ cho con cách để bát đĩa vào bồn rửa một cách nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể để con thử lại lần nữa, lần này sẽ không ném. Con học được điều gì không nên làm mà không cảm thấy bị xấu hổ.

Dạy con bạn cách đối phó với sự nản chí

Phải rồi, sự nản chí – đó có thể là khía cạnh khó khăn nhất của sai lầm đối với trẻ. Và là bài kiểm tra sự kiên nhẫn lớn nhất đối với phụ huynh. Vì chúng ta có chấp nhận sai lầm tốt đến đâu, chúng vẫn thật tệ, thật sự là vậy. Hãy tưởng tượng bạn bỏ rất nhiều nỗ lực nhưng vẫn phạm lỗi. Như cố gắng giải một bài toán không có ý nghĩa hoặc giải một câu đố mà không tìm ra lời giải.

Khi biết cách đối phó với sự nản chí trẻ sẽ kiên nhẫn, vui vẻ giải quyết các vấn đề hiệu quả

Sai lầm là không thể tránh khỏi – không còn nghi ngờ gì nữa. Vì vậy chúng ta cần dạy cho trẻ cách đối phó với sự nản chí của chúng. Dưới đây là một vài cách con bạn có thể đối phó với sự nản chí:

Yêu cầu sự giúp đỡ: Khi điều gì đó trở nên khó khăn, hãy để con bạn biết con luôn có thể nhờ đến sự giúp đỡ. Yêu cầu sự giúp đỡ không có nghĩa là con thất bại hay không có năng lực. Một số việc nằm ngoài giai đoạn phát triển của con. Hoặc một số việc có thể quá mới mẻ, con không biết làm cách nào để giải quyết chúng.

Nghỉ ngơi một chút: Tôi luôn luôn nói với con tôi rằng, khi con cảm thấy nản chí, đó là lúc cần nghỉ ngơi một chút. Một khoảng nghỉ ngắn có thể giúp con tập trung suy nghĩ về sau. Con có thể bắt đầu lại và có lẽ sẽ nhìn nhận vấn đề theo một cách khác và con sẽ kiên nhẫn hơn.

Hãy ôm con: Đối phó với sự nản chí đôi lúc cần đến sự hỗ trợ không phải bằng lời nói. Hãy ôm con và để con cuộn tròn trong vòng tay của bạn. Sự giải tỏa này có thể là tất cả những gì con cần để đối mặt với sự nản chí.

Hãy dạy con rằng sai lầm là không thể tránh khỏi: Chúng ta đều phạm sai lầm – điều này giúp trẻ không cảm thấy đơn độc hay thất bại khi mắc lỗi.

Khuyến khích con học từ những sai lầm: Thay vì chăm chú vào lỗi sai, hãy xem con có thể học được điều gì từ nó, phân tích vấn đề kĩ lưỡng để con rút kinh nghiệm.

Thừa nhận sai lầm của chính mình

Chúng ta sẽ không thể gửi đi thông điệp rằng phạm lỗi là điều bình thường nếu chúng ta phủ nhận những sai lầm mình mắc phải. Thay vào đó, hãy nói về chúng mỗi khi bạn phạm lỗi. Những sai lầm của bạn có thể chỉ đơn giản là làm đổ nước ra bàn, hoặc gây bừa bãi khi làm rơi đĩa xuống sàn. Hoặc bạn có thể thừa nhận lỗi sai lớn hơn như xin lỗi con vì đã la hét con.

Bạn cũng có thể  mô tả những lúc bạn phạm sai lầm trong đời. Khi bạn không muốn tôn vinh chúng, bạn có thể nhắc đến một vài lỗi đơn giản hơn để con bạn không cảm thấy đơn độc. Việc chúng ta thừa nhận lỗi sai thể hiện rằng ai cũng phạm sai lầm. Chúng không định nghĩa con người chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng chúng như một cách để học hỏi thêm.

(Theo sleepingshouldbeeasy)

Xem tiếp phần 3 tại: https://cmsedu.vn/cach-day-tre-hoc-tu-nhung-sai-lam-p-3/

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.