Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônKHEN CON ĐÚNG – BÍ QUYẾT PHÁT TRIỂN TƯ DUY
“Thôi chết, mình lại lỡ miệng rồi!” Làm thế nào để khen con đúng cách?
Có lẽ ba mẹ cũng ít nhất một lần có những phát ngôn dù biết là không được nói nhưng vẫn lỡ miệng. “Dù sao mình cũng không có ác ý”, “Bọn trẻ quên ngay ấy mà”, “Biết vậy nhưng cũng chẳng làm thế nào được” – các bạn có từng nghĩ vậy không?
Tuy nhiên, chính những lời nói vô tình, buột miệng ấy lại như một liều thuốc độc gây hại cho trẻ. Dù tốt hay xấu, ngôn ngữ cũng có “sức mạnh” lớn hơn chúng ta tưởng.
Những câu nói từ cha mẹ ban đầu không tạo ra nhiều tác động rõ rệt đến trẻ, nhưng nếu lặp đi lặp lại sẽ ghi dấu ấn trong nhận thức của trẻ. Trong quá trình trẻ trưởng thành, những lời lẽ kiểu “Mày chẳng được cái tích sự gì!” nếu phải nghe ngày ngày sẽ thẩm thấu qua vô thức, rồi sau đó trẻ sẽ tự ý thức mình thực sự “vô dụng”. Và không biết từ lúc nào, trẻ sẽ bắt đầu thực hiện những suy nghĩ, hành vi, lối sống không tốt.
Tính cách trẻ phụ thuộc vào lời nói của cha mẹ
Đối với việc học, cha mẹ thường nghĩ là không nhắc thì con sẽ không học, thế nên cứ phải nhắc mãi. Nhưng dù có nói đến mấy, con cũng không tiến bộ hơn. Vậy phải làm sao đây? Câu trả lời nằm ở chính con. Nếu con không thực sự muốn thì sẽ chẳng thể làm được.
Vậy cha mẹ cần phải nói thế nào để khích lệ con? Hãy thử đặt mình vào vị trí của con xem. Cái bạn cần chính là câu nói: “Con là người đã nghĩ là làm được mà. Chắc chắn con sẽ làm được!”
Hoặc: “Con thử bắt đầu từng bước xem nào. Chắc chắn con sẽ hiểu.”
Trẻ thường hay băn khoăn tại sao mình không làm được. Nếu cha mẹ nói vậy, con sẽ được khích lệ và nghĩ “Thế à. Phải thử xem sao…”
Sau đó hãy khen ngợi! Nếu bạn tìm thấy một điểm tốt nào, dù có nhỏ, cũng đừng ngần ngại mà khen ngợi con “Tuyệt quá còn gì! Con làm mẹ ngạc nhiên quá! Giỏi lắm!”
Đừng tiếc lời khen ngợi trẻ. Lời khen con đúng có tác dụng gấp 100, mà không, gấp cả 1000 lần, những lời than thở, trách móc.
Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]