Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônGIÁO DỤC SỚM – BẢN CHẤT LÀ GÌ?
Giáo dục sớm hay bất kì 1 phương thức giáo dục nào đều cần giữ được bản chất.
Giáo dục không chỉ là giáo viên truyền tải kiến thức, học sinh ghi nhớ kiến thức. Mà bản chất của giáo dục chính là khích lệ, cổ vũ, thức tỉnh khả năng – tố chất của các em. Để có được điều này, điều kiện tiên quyết là phải có niềm tin và kì vọng vào bản thân học sinh.
Đối với người Do Thái, niềm tin giống như nước. Mà họ là cá, cá thì không thể sống thiếu nước. Vì vậy họ không bao giờ từ bỏ niềm tin.
Picasso là họa sỹ thiên tài người Do Thái. Khi còn nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu hội họa. Thị trấn nhỏ nơi ông sinh sống đều công nhận ông là thiên tài. Thật đáng tiếc là thiên tài nghệ thuật này lại không phải là thiên tài học hành. Đối với ông mà nói, học hành là một sự hành hạ. Lên lớp, ông không chăm chú theo dõi bài giảng, chỉ thích nhìn cây cối và chim muông ngoài cửa sổ.
Ông từng nói với cha mẹ rằng: “Một cộng một bằng hai, hai cộng hai bằng mấy, căn bản con không muốn nghĩ. Không phải là con không chăm chỉ. Con rất muốn tập trung nhưng không làm được.”
Hơn nữa, ông còn là đối tượng châm chọc của bạn bè. Đến giáo viên cũng cho rằng trí lực của ông kém, không có phương pháp nào để dạy. Giáo viên đã đến gặp cha mẹ ông và nói về tình trạng của ông. Cha mẹ ông nghe xong hết sức xấu hổ. Hàng xóm cũng nói: “Nếu như trí óc không thông minh mà chỉ biết vẽ thì có tác dụng gì.” Hầu hết mọi người đều cho rằng Picasso là một đứa trẻ ngốc.
Khi hầu hết tất cả mọi người đều chế giễu ông, thì có một người không nghĩ như vậy. Đó là cha của ông. Cha ông luôn tin tưởng vào con trai mình. Mặc dù ông học hành không được nhưng hội họa là một thiên tài thực sự. Cha ông thường nói với ông rằng: “Dù thế nào con vẫn là một thiên tài hội họa.” Ông nhìn nét mặt kiên quyết của cha mình thì đã tìm được niềm tin.
Quả nhiên, ông gần như chỉ có thể vẽ ra những bức họa tuyệt đẹp. Ông cũng dần dần quên đi “sự vô dụng” trong học hành. Nhưng tâm tư của ông bị ảnh hưởng ít nhiều. Ông trở nên ít nói, cũng không thích chơi với bạn bè. Khi ấy, cha ông kiên trì động viên ông đến lớp. Cha trở thành chỗ dựa tâm lý cho con.
Từ câu chuyện trên có thể thấy, cha Picasso đã cứu lấy đứa con của mình. Thực ra, là cha mẹ, khi con trẻ gặp sai lầm, không được phê bình trẻ. Chỉ bằng cách khích lệ trẻ mới có thể phát huy được tiềm năng của con mình. Cha mẹ Picasso đã nhìn thấy ở con mình tài năng hội họa, đưa cho ông một ánh mắt đầy tin tưởng. Điều này khiến ông trở nên tự tin và vui vẻ.
Vậy điều này liên quan như thế nào đến giáo dục sớm?
Từ năm 60 của thế kỷ 20, nhà Tâm lý Mỹ kiệt xuất Rosenthal đã làm một nghiên cứu đơn giản nhưng vô cùng thú vị thể hiện sức mạnh của niềm tin.
Ông đã tới một trường tiểu học và chọn ngẫu nhiên ra một nhóm học sinh trong lớp. Ông nói với giáo viên lớp đó rằng các em học sinh đó có tiển vọng nhất. Tám tháng sau khi quay lại, nhóm học sinh ông chọn thực sự có tiến bộ vượt bậc trong học tập. Các em đạt thành tích xuất sắc hơn mong đợi. Người ta gọi đây là “Hiệu ứng Rosenthal”.
Hiệu ứng này thể hiện ở chỗ: sự khẳng định của ông đã khiến giáo viên quan tâm. Và chính bản thân các em học sinh tin rằng mình là người giỏi giang xuất chúng. Qua đó các học sinh vô cùng phấn khởi và tự tin trong việc học tập. Các em sôi nổi ganh đua, thúc đẩy các em phát huy tiềm năng của mình, ai cũng cố giành phần thắng.
Hiệu ứng này hoàn toàn chứng mình tính hiệu quả của nó trong phương pháp giáo dục sớm.
Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia. Những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì họ sẽ có xu hướng trở thành đúng như loại ám thị đó.
Theo một bài báo trên tạp chí Fortune về những khiếm khuyết năng lực học tập, nhiều người là chủ tịch hay giám đốc điều hành trong danh sách Top 500 công ty hàng đầu thế giới khi còn đi học chỉ được nhà trường xem là học sinh trung bình, không có gì xuất sắc và cũng chẳng có năng lực đặc biệt nào. Nhưng nhờ có niềm tin, sự chăm chỉ, kiên trì và sự khích lệ, cổ vũ kịp thời, họ đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực của mình.
Ở CMS, chúng tôi luôn tin tưởng: Tài năng thiên bẩm không phải khái niệm dành cho số ít, mà mỗi đứa trẻ sinh ra đều có tố chất của một thiên tài.
Tất cả những gì chúng cần là sự tin tưởng, kì vọng đúng mực và môi trường phù hợp để các em học tập.
Cho con tới CMS EDU làm kiểm tra tư duy miễn phí: https://cmsedu.vn/nangluctuduy/
Tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về giáo dục sớm tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]