Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônBa Mẹ phải làm gì khi trẻ nói quá nhiều?
Trẻ nhỏ rất thích nói và thường nói nhiều, đặc biệt là về những điều mình có hứng thú. Tất nhiên, nói nhiều không phải là xấu, nhưng nếu trẻ nói quá nhiều, nói không đúng lúc đúng chỗ thì có thể khiến người khác khó chịu, xa lánh. Vậy tại sao lại có tình trạng này, và Ba Mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
Thế nào là nói quá nhiều?
Nói quá nhiều không chỉ liên quan đến khoảng thời gian, mà còn đến cả thời điểm, địa điểm và nội dung mà trẻ nói nữa.
Những trẻ ít có khả năng kiểm soát việc nói chuyện của mình thường:
- Chọn thời điểm, địa điểm nói không phù hợp.
- Nói xen, ngắt lời người khác.
- Độc thoại suốt cuộc trò chuyện.
- Nói mà không suy nghĩ khiến người khác chạnh lòng hoặc khó chịu.
- Việc này có thể khiến người khác có ấn tượng không tốt với trẻ. Người lớn thì có thể nghĩ trẻ vô lễ nên trách mắng trẻ. Còn bạn bè thì có thể chế giễu hoặc cô lập trẻ.
Lý do khiến trẻ nói quá nhiều
Có nhiều lý do khiến trẻ nói nhiều, bao gồm:
- Trẻ quá thích thú một chủ đề nào đó, tới nỗi muốn chia sẻ mọi điều về chủ đề đó.
- Trẻ căng thẳng vì điều gì đó. Lúc này, trẻ không biết làm sao để bình tĩnh lại, nên cứ nói liên tục. Thậm chí, một số trẻ nhút nhát, hay lo lắng trong những tình huống xã hội, cũng có thể nói không ngừng thay vì im lặng.
- Trẻ thiếu các kỹ năng xã hội, ít nhận biết được các tín hiệu từ người khác như ngôn ngữ cơ thể hay nét mặt. Do đó, trẻ sẽ không chú ý tới việc người khác phản ứng với lời nói của mình ra sao.
- Trẻ khó kiểm soát bản thân. Nhiều trẻ có tính cách bốc đồng và khó kiềm chế. Khi có điều muốn nói, trẻ sẽ không dừng lại để nghĩ xem đó có phải là thời điểm hay địa điểm phù hợp để nói không. Thế rồi trẻ cũng không ngừng nói được, dù biết rằng mình đang nói quá nhiều.
Để giúp trẻ kiểm soát lời nói tốt hơn
- Cho trẻ tập trò chuyện với Ba Mẹ: Ba Mẹ nên giải thích rằng lắng nghe là việc quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp. Sau đó, Ba Mẹ hãy giúp trẻ luyện tập khả năng lắng nghe bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi về chủ đề mình đang nói đến.
- Hướng dẫn trẻ cách lưu lại ý tưởng của mình: Nếu ở lớp mà trẻ nói leo quá nhiều, Ba Mẹ hãy gợi ý trẻ ghi lại (nếu trẻ biết viết) hoặc vẽ sơ lược ra giấy những gì mình nghĩ. Như vậy, trẻ sẽ “xả” bớt được những suy nghĩ của mình, không sốt sắng nói ngay lập tức, cũng không bị quên ý tưởng. Rồi đến khi thích hợp thì trẻ có thể xem lại những gì mình đã ghi hoặc vẽ để nói ra.
- Bảo trẻ nên “dừng lại, quan sát và lắng nghe”: Ba Mẹ hãy hướng dẫn trẻ tạm dừng sau hai, ba câu nói, rồi quan sát và lắng nghe xem những người trò chuyện với mình có đang cảm thấy phiền không.
- Tự tạo ra những “ký hiệu bí mật” để nhắc nhở mỗi khi trẻ “quá đà”, ví dụ như gãi đầu hoặc hắng giọng.
- Giúp trẻ hiểu vấn đề của mình: Ba Mẹ có thể gợi ý cho trẻ những cách để thừa nhận hành vi của mình. Ví dụ, nếu chen ngang lời người khác, trẻ nên nói: “Tớ lại ngắt lời cậu rồi, xin lỗi nhé. Đôi khi tớ mải nói quá”. Rồi trẻ có thể hỏi tiếp: “Vừa rồi cậu định nói gì ấy nhỉ?”.
Những đứa trẻ nói nhiều thường rất có cá tính nên việc tiếp thu kiến thức mới của chúng sẽ nhanh hơn. Vậy nên Ba Mẹ có thể tìm cho trẻ những trung tâm phát triển năng lực tư duy để việc nói nhiều của trẻ trở nên có ích cho não bộ chứ không đơn giản là “nói nhiều, nói nhảm”. Bên cạnh đó, việc học về năng lực tư duy còn giúp trẻ luyện khả năng tập trung, hạn chế việc nói nhiều không đáng có./.
Tổng hợp Internet & biên soạn
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]