fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Học Toán bằng phương pháp trải nghiệm

29/06/2018 CMS Edu
Nhắc đến toán học là chúng ta nghĩ ngay đến những con số khô cứng, vô hồn và trẻ em ở lứa tuổi mầm non khó có thể học được vì hoạt động chủ đạo ở độ tuổi này là vui chơi. Thế nhưng, Toán học không chỉ là những con số – Toán học liên quan đến tất cả các câu chuyện, tình huống, vấn đề xung quanh trẻ, khiến trẻ phải phát hiện, suy nghĩ, giải quyết sáng tạo và nâng cao năng lực tư duy. Học Toán bằng phương pháp trải nghiệm là một trong những cách hay giúp trẻ yêu thích toán học.

Toán học

Bé “trải nghiệm” Toán như thế nào?

Khác với cách dạy tại trường “thầy dạy trò nghe”, phương pháp Toán trải nghiệm tạo cơ hội cho trẻ được tự chủ trong hoạt động học. Toán học không còn là những phép tính khô khan chồng chéo rất khó tiếp thu mà sẽ được xây dựng thành những câu chuyện sống động và đầy hứng thú với trẻ. Cả 5 giác quan của trẻ sẽ được trải nghiệm với Toán học: Trẻ quan sát những hình dạng đầy màu sắc và biến hóa, trẻ lắng nghe những giai điệu theo quy luật kiểu mẫu, trẻ ngửi các loại quả trong bài tập phân loại, trẻ nếm các vị bánh trong bài tập xác suất và trẻ chạm vào rất nhiều các loại học cụ khác nhau. Phương pháp mới mẻ này nhằm thỏa mãn trí tò mò không giới hạn ở trẻ, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện tất cả những khả năng của bản thân.

Toán học

Nên cho trẻ tiếp xúc với Toán ở lứa tuổi nào?

Phương pháp trải nghiệm đưa Toán học trở về đúng với ý nghĩa của mình – Toán học trong cuộc sống. Do đó, trẻ nên tiếp xúc với Toán học ngay từ độ tuổi mầm non. Không chỉ thế, nhà khoa học Mann Koepke tại Viện sức khỏe quốc gia Anh, đã nhận định: “Các bậc phụ huynh nên nói chuyện với trẻ về số lượng, con số, khoảng cách, hình dạng càng sớm càng tốt. Điều này có lợi cho chức năng não của trẻ”.

Chúng ta nên hiểu rằng, Toán trải nghiệm là chương trình học toán theo phương pháp mới, kích thích sự sáng tạo, kỹ năng tư duy, nâng cao năng lực và khả năng tiếp thu của trẻ, giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với môn toán bởi toán không chỉ được xem là “môn thể thao cho bộ não”, rèn luyện khả năng tập trung mà còn mang đến lợi ích tích cực trong sự phát triển của trẻ tiểu học. Hơn nữa, môn học này còn giúp con giải quyết vấn đề thực tế nhanh nhẹn và hiệu quả trong công việc sau này khi lớn khôn, trưởng thành.

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.