Chỉ số thông minh cảm xúc EQ là gì – Gợi ý các cách để trẻ củng cố trí thông minh cảm xúc
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ đã quan tâm hơn và mong muốn dạy con quản lý cảm xúc từ sớm để trẻ tự tin, dám thể hiện suy nghĩ của mình đồng thời đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là quản lý cảm xúc và làm thế nào để trẻ củng cố trí thông minh cảm xúc? Nội dung sau đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn.
EQ là gì?
Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence) hay còn gọi là Chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Quotient). Chỉ số này thường dùng để đo lường khả năng nhận diện đúng cảm xúc của mình và người xung quanh. Những người có EQ cao thường có thể định hướng suy nghĩ và hành vi, quản lý cảm xúc tốt để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống.
Trẻ được dạy cách quản lý cảm xúc từ sớm và có sự đồng hành của cha mẹ thì con sẽ tự tin, biết ghi nhận cảm xúc của mình. Con cũng dễ tìm thấy niềm vui trong học tập và các mối quan hệ, biết quản lý tốt bản thân để phấn đấu đạt các mục tiêu trong cuộc sống.
Sau đây là 5 gợi ý để trẻ củng cố trí thông minh cảm xúc:
1. Nhận biết mình đang có cảm xúc
Đối với trẻ, các con sẽ biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên và bản năng. Hoặc các con cũng bắt chước người khác cách thể hiện cảm xúc. Lúc này nếu cha mẹ giải thích và hướng dẫn kịp thời con sẽ hiểu rằng mình đang có cảm xúc và cần tìm cách giải phóng nó chứ không cần mè nheo để gây sự chú ý.
Bước đầu tiên cha mẹ có thể làm là dạy con rằng con người có rất nhiều cảm xúc. Ví dụ như vui, buồn, chán, tức giận, thất vọng, sợ hãi… Cha mẹ cũng có thể mua sách về cảm xúc để dạy con nhận biết.
2. Gọi tên cảm xúc
Khi trẻ gọi tên được những cảm xúc của mình sẽ giúp con hiểu và giải quyết theo hướng tích cực hơn.
Gợi ý là cha mẹ có thể dạy con nói ra cảm xúc. Ví dụ như “Con đang rất buồn”, “Con đang tức giận đây”, “Hôm nay con chán”… Đây là một cách giúp trẻ hiểu rằng mình đang có cảm xúc. Cảm xúc không xấu nhưng con cần học cách nhận biết để giải phóng nó một cách tích cực.
3. Mô tả cảm xúc
Mô tả các biểu hiện của cảm xúc trên cơ thể là một cách giúp trẻ tránh tập trung vào cảm xúc tiêu cực từ đó cảm thấy dễ chịu và nhanh quay trở lại trạng thái bình thường.
Mẹ có thể dạy bé mô tả cảm xúc của mình
Khi con có cảm xúc mạnh, cha mẹ có thể ôm con động viên, vỗ về rồi từ từ hướng dẫn, gợi mở con nói ra con đang cảm thấy thế nào? Ví dụ như con thấy tức ngực, quả tim đập nhanh, mồ hôi chảy ra, nước mắt chảy có vị mặn … Khi trẻ tập trung vào việc mô tả và kèm chút hài hước có thể giúp con nhanh lấy lại sự bình tĩnh và cả tiếng cười.
4. Lắng nghe và thừa nhận cảm xúc
Khá nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ cảm xúc tích cực mới tốt còn cảm xúc tiêu cực thì không nên có. Thực tế là những cảm xúc như buồn chán, sợ hãi … cũng giúp ích cho con người. Ví dụ cảm giác sợ hãi giúp chúng ta tìm cách giữ an toàn trong những tình huống nguy cấp.
Gợi ý là cho dù là cảm xúc nào thì cha mẹ cũng cần chấp nhận cảm xúc của con và hướng dẫn con cách lắng nghe cảm xúc của chính mình. Khi đó con cần sự động viên, vỗ về và chấp nhận.
5. Học cách quản lý cảm xúc
Để trẻ dễ hòa đồng và tìm thấy niềm vui trong học tập, các mối quan hệ, cha mẹ cần sớm dạy con cách quản lý cảm xúc. Sau đây là một số gợi ý dành cho cha mẹ:
– Cha mẹ có thể mua sách về cảm xúc để con đọc và xem tranh. Con cũng có thể vẽ theo hoặc mô tả bức tranh để cùng hiểu về cảm xúc
– Cha mẹ đồng hành cùng con thực hành các bước để nhận biết và giải phóng cảm xúc
– Cha mẹ cùng con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, chơi cùng nhóm bạn để con được thích nghi, hòa nhịp và làm quen với việc vui chơi trong một tập thể
– Cha mẹ thừa nhận cảm xúc của con và kiên nhẫn hướng dẫn con cách quản lý cảm xúc của mình.
Trên đây là những gợi ý để cha mẹ có thể giúp trẻ nhận biết cũng như quản lý cảm xúc tốt hơn. Điều này giúp con vui vẻ và tự tin phấn đấu đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Cha mẹ hãy quan sát con mình, lựa chọn cách phù hợp để hướng dẫn, đồng hành khi con có cảm xúc đến nhé.
Hotline Miền Bắc: 079.8889.555 | Hotline Miền Nam: 079.7379.555
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]