fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Chỉ số vượt khó (AQ) và khả năng vượt khó của trẻ trong mùa Covid

17/09/2021 cms

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (Chỉ số thông minh vượt khó). Là chỉ số đo khả năng đối diện với nghịch cảnh, khó khăn, stress hay được biết là Chỉ số vượt khó. Là một yếu tố then chốt trong việt quyết định thành công của mỗi người.

Chỉ số này thể hiện khả năng thích ứng của con người trước các sự kiện không mong muốn. Người có chỉ số AQ cao sẽ tự tin hơn, dám đối đầu với khó khăn trong cuộc sống/ công việc một cách mạnh mẽ. Luôn hướng về phía trước, không bỏ cuộc, kiên trì, bền bỉ và có khả năng thành công rất cao trong cuộc sống.

Có 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

  1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
  2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thỏa hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
  3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

Khả năng vượt khó của trẻ trong mùa Covid

Đối với trẻ em, một năm là khoảng thời gian rất dài trong cuộc đời ngắn ngủi này. Ngay tại thời điểm dịch bệnh như hiện nay, trẻ phải thay đổi mà có thể chưa hiểu rõ vì sao mình phải thay đổi. Nếu một người trưởng thành phải chuyển sang việc tại nhà, người này có thể sắp xếp cho mình một văn phòng ấm cúng tại nhà và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn do không tốn thời gian di chuyển từ nhà đến văn phòng làm việc. Còn đứa trẻ đang học trực tiếp tại trường phải chuyển qua học cả ngày trên phần mềm Zoom, điều này khiến trẻ có thể cảm thấy mất kiểm soát và đau khổ vì những gián đoạn lớn này đối với môi trường của chúng hơn so với người lớn.

Thay vì buồn cùng con, chịu đựng cùng con, tại sao Ba Mẹ không dạy con cách vượt khó để vượt qua giai đoạn này?

Trẻ học online trong giai đoạn giãn cách xã hội
  • Luôn có niềm tin: Ba Mẹ hãy cho con hiểu rằng vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết. Cuộc sống luôn có khó khăn và trở ngại, với niềm tin vững mạnh thì con đã có một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn. Cùng đó là niềm tin vào nỗ lực của bản thân. Chỉ cần con luôn tin rằng mình sẽ làm được, cần cố gắng, bỏ công sức ra tìm hiểu thì kết quả sẽ luôn tốt hơn. Không chỉ có niềm tin với chính mình mà con hãy có niềm tin với gia đình, bạn bè và niềm tin vào xã hội. Trong bối cảnh đại dịch COVID, mỗi người, mỗi nhà đều vượt khó, các con không được gặp bạn bè, ngày ngày học tập qua màn hình máy tính, nhưng hãy vững tin rằng Việt Nam sẽ sớm chiến thắng, vượt qua đại dịch.
  • Biết tìm kiếm các giải pháp và các lựa chọn: Mỗi một vấn đề đều có nhiều mặt, và khó khăn của vấn đề đó cũng có nhiều hướng để giải quyết, chúng ta cần tìm và thực hiện nó, đôi khi sẽ mất nhiều thời gian nhưng vẫn tốt hơn là từ bỏ. Trong bối cảnh đại dịch Covid, Ba Mẹ không thể chờ hết dịch mới cho con đi học, thay vào đó hãy cùng con vượt qua giai đoạn ấy, tiếp tục học tập trong mùa covid bằng phương pháp học online, dành thời gian học cùng con nhiều hơn thay vì phó mặc cho giáo viên như trước đây.
  • Hãy biến suy nghĩ thành hành động: Con muốn học thêm 1 nhạc cụ nào đó, con muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó… con hãy cứ hành động đi! Thay vì chờ hết dịch để học thì Ba Mẹ có thể đăng ký khóa học online cho con hoặc Ba Mẹ hướng dẫn con tìm hiểu trên các trang mạng xã hội. Hãy biến suy nghĩ thành hành động thay vì chờ đợi, vì thời gian chẳng chờ ai cả.
  • Không biện minh vào hoàn cảnh: “Vì Covid nên con chẳng được đi chơi”, “Vì Covid mà con học kém đi”, “Vì covid mà…”. Ba Mẹ hãy giải thích cho con hiểu, con có thể chơi các trò chơi sáng tạo trong nhà, con học kém đi vì con chưa cố gắng… Việc luôn dùng hoàn cảnh để làm lí do cho việc không thể giải quyết vấn đề nhiều lần sẽ khiến con không có thói quen tự giải quyết vấn đề nhiều lần. Vậy nên, Ba mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện để con hiểu.

Trong bối cảnh đại dịch COVID, mỗi người, mỗi nhà đều vượt khó. Các con không được gặp bạn bè; phải học phải gặp lớp qua màn hình máy tính, nhưng hãy vững tin rằng Việt Nam sẽ sớm chiến thắng, vượt qua đại dịch. Con sẽ trưởng thành và có được rất nhiều bài học quý báu từ bối cảnh đại dịch lần này đấy!

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.