Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônLÀM THẾ NÀO KHI CON LUÔN NÓI “TÝ NỮA CON LÀM”
Câu chuyện mà các Mẹ luôn thường “tâm sự” và chia sẻ câu nói mà các con hay sử dụng là: “Tý nữa con làm”.
️? Câu chuyện 1: “Hình như con gái luôn muốn trêu tức tôi. Mỗi lần tôi bảo con làm gì, nó luôn có lý do để lần lữa thay vì đáp ứng ngay”. Một việc đơn giản như: Con đi học về, mẹ nói con rửa tay, thay quần áo ở nhà cho sạch sẽ. Con đáp: “Tý nữa con làm” rồi nằm ườn trên ghế. Đến khi cả nhà chuẩn bị ăn bữa tối, con vẫn chưa thực hiện.
️? Câu chuyện 2: Mẹ muốn con giúp mẹ việc nhà nhưng con viện lý do “tý nữa” để tiếp tục dán mắt vào tivi. Mẹ nhắc con đã đến giờ đi ngủ, con lại tái diễn điệp khúc “tý nữa” để lần lữa chưa làm ngay. Cứ như vậy, tới khi nào mẹ nổi giận con mới nghe lời bằng thái độ miễn cưỡng.
️? Câu chuyện 3: Mẹ của một nữ sinh khác cũng không hiểu tại sao, con gái mình lúc nào cũng bình chân như vại, khất lần ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Buổi sáng, con ngủ quên nên sát giờ học vẫn chưa ra khỏi nhà. Chị giục: “Con dậy ngay nếu không muốn bị muộn”. Con gái chị chẳng có gì lo lắng: “Tý nữa con dậy” và tiếp tục nằm yên trong chăn.
? Câu chuyện 4: Lần khác, chị nhờ con gái canh chừng món ăn chị nấu trên bếp khi chị đang bận trả lời điện thoại, con gái lại “tý nữa” khiến món ăn bị cháy đen. Chị kể: “Ngay cả khi có thể làm ngay, con gái cũng không chịu làm mà ít nhiều đều câu giờ”.
? Cả ngày học ở trường, vừa về tới nhà, mình muốn được nghỉ ngơi một chút nhưng mẹ đã liên tiếp giục: Thay quần áo ngay, rửa tay chưa, giúp mẹ làm việc nhà, không được thế này, thế kia. Mẹ không thể để mình có một phút tự do hay sao?”.
? Trong khi đó, nhiều bạn gái tuổi teen lại không đồng tình với quan điểm đó của mẹ. Quan điểm của các bạn là “Mẹ lúc nào cũng muốn mình phải làm ngay mọi việc theo ý của mẹ, mà không quan tâm mình đang làm gì, muốn gì.
️? Con luôn nói: “Tý nữa con sẽ làm”, trong khi mẹ lại mong muốn: “Con phải làm ngay, không chậm trễ”. Đó là lý do vì sao mẹ và con không tìm được tiếng nói chung trong nhiều việc.
? Các câu chuyện trên, đã và sẽ xảy ra ở rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Vậy trong trường hợp này, để có thể tìm được tiếng nói chung giữa hai mẹ con, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng:
– Muốn con nghe lời là đúng nhưng Ba Mẹ không nên quá cứng nhắc. Trong nhiều trường hợp, hãy linh hoạt, thậm chí đồng ý “đợi con một lát”. Chẳng hạn, con đang chăm chú xem một bộ phim mà con mong đợi, thay vì bắt con tắt ti vi ngay, Ba Mẹ hãy “phá lệ” cho phép con được xem hết bộ phim. Sau đó, con quay trở lại việc học tập cũng chưa muộn.
Tất nhiên, Ba Mẹ phải thỏa thuận khi Ba Mẹ đã nhượng bộ thì sau đó con phải có nghĩa vụ hoàn thành công việc tốt nhất. Đừng lấy lý do vì xem phim mệt nên không học được bài.
– Thay vì nói “con phải làm theo ý Ba Mẹ ngay” gợi cảm giác Ba Mẹ đang áp đặt con thì có thể dùng nhiều cách diễn đạt khác tốt hơn như: “Cho con 10 phút nữa”, “Con hãy tự chọn bao lâu nữa thì con dừng công việc đang làm lại”… Như vậy, Ba Mẹ đã trao cho con quyền tự chủ. Đi học về, con có thể chọn nghỉ ngơi 5, 10 phút rồi sẽ thay quần áo, giúp mẹ việc nhà.
– Con sẽ phải hiểu có những việc thuộc về nguyên tắc và phải làm ngay chứ không phải lúc nào cũng đợi “tý nữa”. Chẳng hạn, đi học thì phải đến đúng giờ. Ba Mẹ có thể nhượng bộ con nhưng điều đó không phải là mãi mãi.
Khi con mệt, Ba Mẹ có thể cho con nằm ngủ thêm vài phút nhưng những ngày bình thường, con sẽ không được phép sử dụng “tý nữa” để ngụy biện cho việc chậm trễ khiến đi học muộn của mình. Làm được như vậy, Ba Mẹ và con sẽ dần tìm được tiếng nói chung.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]