Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônPHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DÀNH CHO TRẺ NHÚT NHÁT
Bố mẹ thường hay phàn nàn: “Con tôi rất nhút nhát, hay xấu hổ, ít nói, khách đến nhà là chạy đi mất”; “Con tôi nhát lắm, làm việc gì cũng rụt rè, yếu đuối”; “Con tôi rất sợ khó khăn, chưa thử làm đã bỏ cuộc”; “Con tôi gặp phải chuyện nhỏ đã lúng túng, không biết làm thế nào, chỉ khóc là giỏi thôi”; “Con tôi lúc nào cũng lủi thủi một mình, tôi lo lắm”;… Những vấn đề này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, chúng đều liên quan đến tính cách nhút nhát của trẻ.
Vì nhút nhát, các em không dám phát biểu ý kiến nơi đông người, khi gặp người lạ hoặc ở một môi trường xa lạ các em thường tỏ ra xấu hổ, ngại ngùng, lo lắng, không thể giao tiếp với mọi người một cách thoải mái, cởi mở. Trong cuộc sống và học tập, các em luôn thiếu tính chủ động, thiếu sự tự tin nên đã để lỡ nhiều cơ hội và thành công vốn thuộc về mình. Có thể nói, nhút nhát là hòn đá cản đường trưởng thành và thành công của trẻ. Vậy tại sao trẻ lại có tính nhút nhát? Làm thế nào để giúp trẻ nhút nhát ,yếu đuối trở nên dũng cảm và đạt được thành công trong xã hội là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Trên thực tế chúng ta có thể thay đổi tính cách nhút nhát của trẻ. Cha mẹ cần có phương pháp đúng đắn, giúp trẻ khắc phục đặc điểm tính cách này để trẻ dũng cảm trưởng thành và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Các chuyên gia giáo dục tâm lý cho rằng muốn thay đổi tính cách nhút nhát của trẻ, cha mẹ cần thực hiện những bước sau:
- Thông qua tình yêu thương của cha mẹ để thay đổi tính cách nhút nhát của trẻ
Tính cách có thể rèn luyện được, nhất là khi trẻ còn nhỏ. Các nhà tâm lý học đã là một thực nghiệm như sau:
Tách những chú khỉ vừa mới sinh ra thành hai nhóm, một nhóm để trong lồng sắt, dùng sữa nuôi lớn và chẳng có gì nữa; một nhóm khác được ở bên cạnh khỉ mẹ, sau khi được uống sữa xong, những chú khỉ con này có thể chơi đùa cùng với khỉ mẹ. Kết quả là: sau khi trưởng thành, những con khỉ không có mẹ thường có tính cách nhút nhát hoặc tính tình thô bạo, không hòa đồng, không dễ tiếp cận. Còn những con khỉ sống cùng với khỉ mẹ không những mạnh khỏe, hòa đồng mà còn rất dễ tiếp cận.
Thực nghiệm này chứng tỏ rằng, thời kỳ trẻ nhỏ đặc biệt là giai đoạn thơ ấu, tình yêu của người mẹ có tác dụng lớn trong việc hình thành tính cách của trẻ vì vậy trẻ nhỏ được giáo dục trong môi trường tâm lý tốt sẽ hình thành tính cách tốt.
- Cha mẹ làm gương để con học tập
Mọi người thường nói rằng: “Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con”, lời nói và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng ngầm đến con, vì thế sự phát triển tính cách của con cái chịu ảnh hưởng tính cách của cha mẹ. Sau khi chào đời, môi trường tiếp xúc đầu tiên của trẻ chính là gia đình và cha mẹ. Thông thường, trong giai đoạn thơ ấu đến trước tuổi đi học, thời gian tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái khá nhiều, trẻ dễ chịu ảnh hưởng nhiều bởi hành vi và lời nói của cha mẹ. Cha mẹ không chỉ là người bạn của con mà còn là tấm gương trong cuộc sống hàng ngày của con. Hành động, lời nói, cử chỉ, tình cảm của cha mẹ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của con.
Vì thế, muốn bồi dưỡng tính cách dũng cảm cho con từ nhỏ, cha mẹ cần là tấm gương sáng, để tính cách tốt đẹp của mình ảnh hưởng đến con. Cha mẹ cần biết kiềm chế và thay đổi tính cách không tốt của mình như vậy mới giúp con thay đổi tính nhút nhát rụt rè.
- Hãy để trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài
Nhiều trẻ trở nên nhút nhát là vì chúng không biết cư xử thế nào với mọi người. Nếu như vậy, cha mẹ hãy dành chút thời gian cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Hãy dẫn trẻ đi thăm người thân hoặc cho trẻ chơi với bọn trẻ cùng khu phố, cổ vũ trẻ chơi với bạn cùng trang lứa. Trong quá trình này, cha mẹ cũng không nên can thiệp quá nhiều, hãy đứng bên quan sát hành vi của con, nếu con có biểu hiện không hợp tác, cha mẹ cần an ủi động viên, không nên trách mắng bằng những câu như “Sao mày nhát như thỏ đế vậy” vì những điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, gây trở ngại tâm lý cho trẻ, còn khiến trẻ sợ tiếp xúc với thế giới bên ngoài hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên nóng vội với con cái, không bắt ép trẻ nhanh chóng làm quen với mọi người, cần cho trẻ có thời gian và quá trình tiếp xúc làm quen dần.
Trẻ nhút nhát có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện thể chất và tâm hồn. Vì thế, cha mẹ cần coi trọng và quan tâm đến vấn đề này. Giáo dục trẻ nhút nhát trở nên mạnh dạn và tự tin là cả một quá trình dài, cha mẹ cần có sự kiên trì cao trong quá trình dạy dỗ trẻ. Đối với trẻ nhút nhát xấu hổ, muốn trở thành một người dũng cảm, tự tin đối mặt với khó khăn thách thức cần có dũng khí và sự kiên trì.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]