fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Nên dạy con có IQ cao hay EQ cao?

22/07/2021 cms

Trong thời đại của công nghệ 4.0 với sự phát triển của xã hội thì sự mong mỏi của của các bậc cha mẹ về con cái mình càng cao. Nhưng chúng ta luôn kỳ vọng ở con cái nhiều điều mà chúng ta chưa thấu hiểu và cảm nhận về con của mình. Bạn luôn nghĩ một đứa trẻ chỉ cần có IQ là một đứa trẻ sẽ tiếp nhận được mọi điều của thế giới quan mà bạn đã  quên đi các chỉ số khác? Vậy hôm nay chúng ta cùng có một cái nhìn toàn diện hơn về các chỉ số đánh giá con người. Chúng ta cùng xem xét 2 chỉ số IQ và EQ để biết trẻ thực sự cần gì?

* Theo nghiên cứu của các nhà khoa học “Để thành công IQ chỉ 20%, EQ tận 80%”

Vậy “ IQ” và “ EQ” là gì? 

* (EQ) là thuật ngữ nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. EQ mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc khác nhau.


*(IQ)là viết tắt tiếng anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.

Đọc đến đây ta có thể hiểu được tầm quan trọng của EQ. Khi một đứa trẻ có chỉ số IQ cao là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo. Nhưng một đứa trẻ có chỉ số EQ cao là một đứa trẻ bình tĩnh, biết kiểm chế cảm xúc và xử lý các tình huống trong cuộc sống tốt hơn. Cùng nhớ lại câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Thỏ là một loài thông minh nhanh nhẹn còn Rùa lại chậm chạp điềm tĩnh. Nhưng tại sao Rùa vẫn dám thi với Thỏ? Và phấn kết thúc thì phần thắng thuộc về ai? Điều đáng nói ở đây là chú Rùa có chỉ số EQ cao vì chú biết kiểm soát cảm xúc của mình, biết kiềm chế những lười chế giễu của Thỏ và tập trung cho mục đích của mình nên chú đã chiến thắng. 

Vậy để giúp một đứa trẻ có chỉ số EQ cao cha mẹ cần làm gì?

  1. Cha mẹ nhận biết được một đứa trẻ có chỉ số EQ thấp?

Các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã chỉ ra 6 biểu hiện của EQ thấp ở trẻ em, cha mẹ không nên bỏ qua:

– Mất bình tĩnh khi không hài lòng.

– Chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân.

– Thích phàn nàn, thích đổ lỗi cho người khác.

– Không chịu được sự chỉ trích, la mắng, phê bình và luôn có suy nghĩ tiêu cực.

– Thích chọc vào điểm yếu của người khác.

– Nghịch ngợm, không nghe lời.

Qua những biểu hiện này cha mẹ có thể nhận thấy con mình đang thiếu điều gì và chúng ta sẽ bù đắp thêm cho con. EQ thấp khiến trẻ khó hòa đồng với mọi người và thế giới xung quanh, khó chấp nhận bản thân. Điều đó khiến đứa trẻ sau này lớn lên khó có triển vọng trong tương lai. Trí tuệ cảm xúc thấp cũng mang lại nhiều rắc rối cho sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nó trở thành một tổn thương không thể chữa lành khi trẻ lớn lên. EQ thấp như một vật cản đối với cuộc sống của mỗi con người. Người có EQ thấp dễ làm tổn thương người khác, còn hủy hoại cuộc sống của chính mình.

  1. Cha mẹ sẽ làm gì để giúp con cải thiện EQ của mình?

– Trẻ em có EQ cao dễ chấp nhận bản thân, biết tôn trọng người khác và sống hòa đồng với xã hội. Nhờ thế, khi trưởng thành, cánh cửa thành công dễ mở rộng với trẻ. Cho nên, trong cách dạy con cha mẹ nhất định phải lưu ý đến chỉ số EQ của trẻ. Không ai khác, chính cha mẹ là huấn luyện viên trí tuệ cảm xúc tốt nhất cho con. Nếu nhận thấy con mình có những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ hãy kịp thời điều chỉnh phương pháp giáo dục con. Trong hành trình này, để đạt kết quả thì chính cha mẹ cũng phải trau dồi trí tuệ cảm xúc của mình. Trẻ còn nhỏ nên hành vi chưa được định hình hoàn toàn, chỉ cần bố mẹ có phương pháp dạy con, kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn cẩn thận, trí thông minh cảm xúc của trẻ có thể ngày càng cao.

Vậy để giúp trẻ có chỉ số EQ cao thì bản thân cha mẹ cũng cần có sự lạc quan, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, hòa đồng với mọi người, thông cảm chia sẻ với người xung quanh, và đặc biệt là luôn dành yêu thương với mọi người xung quanh mình.

 

 

 

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.