Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônDạy trẻ trở thành người có trách nhiệm
Nhận trách nhiệm là một điều hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Không một người thành đạt nào lại không biết nhận trách nhiệm về bản thân mình để sửa đổi và tự phát triển bản thân.
Đổ lỗi cho người khác thể hiện sự bất lực và dần nó sẽ thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Đứa trẻ nào hồi nhỏ đã luôn có thói quen đổ lỗi lớn lên rất khó để thành công. Và việc của bậc làm cha, làm mẹ như chúng ta là giúp đỡ con cái, giúp con biết nhận trách nhiệm về bản thân mình, cam đảm nhận lỗi và sửa lỗi. Thế nhưng việc này không hề đơn giản một chút nào và làm thế nào để thay đổi tính cách này của con mình?
Đầu tiên phải khẳng định rằng mọi đứa trẻ sinh ra không hề biết đổ lỗi cho người khác, luôn thuần túy và tinh khiết. Thế nhưng càng lớn trẻ lại càng bộc lộ rõ tính cách ấy, luôn không nhận lỗi khi làm sai. Vậy nguyên nhân do đâu?
Sở dĩ bé có kiểu đổ thừa, không nhận lỗi, là do trước đây khi trông con mỗi lần con ngã, hay cái gì làm con đau là người lớn lại hô “Đánh cái bàn này, hư này, làm cho em té này….hay để đánh cái cửa nhé, làm cho em u đầu này…” mà lại không giúp bé nhận ra đâu mới là lỗi thật sự chứ cái bàn cái ghế làm sao mà làm bé té nếu bé không cẩn thận. Sau này, lớn thêm chút, mỗi lần làm bể cái gì, sợ bị la nên ai hỏi là con chối ngay. Mặc cho bạn có giải thích với bé nói dối, chối tội là không tốt nhưng chẳng tác dụng gì.
Việc của bạn bây giờ là ngừng la mắng con ngay từ trong những việc nhỏ nhất. Hãy thân thiện và trò chuyện cùng con nhiều hơn, sự ngưỡng mộ và yêu thương mà con dành cho bạn là rất rất nhiều. Đừng làm cho con hoảng sợ, cũng đừng khiến con có áp lực phải trở nên hoàn hảo, không bao giờ được phạm sai lầm.
Nếu con có làm vỡ chén, hãy bình tĩnh lại nói với con rằng không sao cả, để con không bị hoảng sợ như trước kia nữa. Rồi dặn con lần sau đi đứng cẩn thận và lại âu yếm nói chuyện vui vẻ cùng con. Sau đó hãy hỏi con rằng ai là người làm vỡ chén và lần sau con cần làm gì để cẩn thận hơn.
Bạn sẽ thấy con dần thay đổi, đừng bắt con phải sống trong nỗi sợ hãi vì nếu như thế bạn đang làm tổn thương con rất nhiều.
Đồng thời hãy để cho con tự làm, tự quyết định một số việc của cá nhân con. Để con tự hẹn giờ dậy đi học, để con tự chọn đồ đi chơi vì nếu bạn làm hộ con nếu đi trễ con sẽ đổ lỗi “ tại mẹ….”.
Và hơn nữa cuộc sống ở thế giới ngoài kia khắc nghiện hơn nhiều, ba mẹ hãy để con tự làm,tự chịu trách nhiệm vì ngoài cuộc sống sẽ không có nhiều yêu thương, bao bọc như ở nhà.
Hãy giúp con trang bị những hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống.
Một đứa trẻ có thói quen tự chịu trách nhiệm với việc mình làm và ít đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác sẽ cảm thấy hòa nhập vào thế giới mới ấy rất dễ dàng.
Con sẽ được thầy cô, bạn bè yêu mến.
Con sẽ học tốt hơn ở lớp nhờ có tính tự giác, có tinh thần trách nhiệm với việc học của mình.
Con cũng sẽ ít khi bị những tai nạn bất ngờ khi đi ra ngoài, vì thói quen tự chịu trách nhiệm từ nhỏ khiến con trở nên rất cẩn thận, rất biết xem trọng bản thân cũng như người khác.
Nếu bạn dạy con biết chịu trách nhiệm từ nhỏ, bé sẽ luôn có thói quen suy nghĩ:
Mình làm việc này thì dẫn đến hậu quả thế nào, cách phòng tránh ra sao. Chính điều đó tạo nên vòng an toàn cho con chứ không phải vòng tay cha mẹ.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]