Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônDạy trẻ kỹ năng tạo nhóm và phân loại
Kỹ năng phân loại và tạo nhóm là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Kỹ năng phân loại có liên quan đến việc nhận biết các thuộc tính và chức năng của các đối tượng khi trẻ học quan sát thế giới xung quanh. Quan sát các đối tượng, trẻ nhận ra cả những thuộc tính không trực quan của đối tượng, thông qua việc đối chiếu, so sánh, tách gộp và gọi tên tập hợp.
Thực hiện kỹ năng phân loại và tạo nhóm, trẻ học liên kết các đối tượng, phát triển nhận thức về đối tượng theo các thuộc tính khác nhau. Trẻ không chỉ liên kết các đối tượng theo các thuộc tính có trong nó mà còn liên kết theo các dấu hiệu cụ thể, đầu tiên là với các đối tượng thật sau đó là với các biểu tượng. Khi trẻ liên kết các đối tượng theo chức năng, trẻ học nhận thông tin từ một đối tượng và học cả việc xử lý thông tin đó.
Thông qua hành động phân loại ở trẻ hình thành khái niệm “tập hợp”. Khái niệm về tập hợp được trẻ lĩnh hội từ khả năng thực hiện các hành động tư duy như đối chiếu, so sánh, tách, tái tạo các điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng.
Phân loại thường được hiểu là việc phân chia tập hợp chung thành một số tập hợp con theo các tính chất đã lựa chọn. Các đối tượng xung quanh trẻ có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau.
Dựa vào kỹ năng này, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con tiếp cận hình học không gian ngay từ độ tuổi 5 – 6 tuổi.
Chuẩn bị: Một bộ khối hình không gian cơ bản. Cha mẹ có thể giới thiệu tên cho con biết tên của từng hình nhưng không yêu cầu con phải nhớ ngay. Cách giới thiệu “Hình này giống cái hộp nên được đặt tên là hình hộp. Hình này giống quả địa cầu nên được gọi là hình cầu,…” Cách giới thiệu tên bằng việc liên hệ với những đồ vật đã quen thuộc với con sẽ giúp con nhớ lâu hơn.
Thực hiện: Yêu cầu con phân loại các khối hình thành 2 nhóm có đặc điểm giống nhau. Bằng cách quan sát và cảm nhận, trẻ có thể có nhiều cách phân loại. Ví dụ: khối có chứa hình tròn và khối không chứa hình tròn, khối có chứa hình tam giác và khối không chứa hình tam giác, khối có thể chồng lên nhau và khối không thể chồng lên nhau,… Với trò chơi này, trẻ hoàn toàn chủ động trong việc khám phá các thuộc tính của hình, đồng thời vận dụng được kỹ năng phân loại của mình.
Đây cũng là cách dẫn dắt và gợi hỏi mà CMS thực hiện để hướng dẫn trẻ khám phá kiến thức một cách chủ động và tự nhiên.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]