Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônLàm thế nào để tăng cường tư duy cho trẻ từ hai tuổi?
Giáo dục sớm cho trẻ cần được bắt đầu từ việc rèn luyện tư duy đầu tiên và ngay từ khi trẻ được hai tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và nhận thức. Khi đã có được nền tảng tư duy tốt thì trẻ tiếp thu những lĩnh vực khác sẽ rất nhanh và có sự lý luận riêng của bản thân mình.
Một trong những cách tăng cường tư duy cho trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi là thông qua việc học tập các kĩ năng về tư duy hình ảnh hay các kĩ năng nhận thức thị giác – Đây là loại tư duy đầu tiên mà các bạn nhỏ hai tuổi sẽ cần phải được rèn luyện, là tư duy tiền đề cho tư duy ngôn ngữ và ghi nhớ hình ảnh, giúp giải quyết được chứng khó đọc ở trẻ, giúp trẻ đọc nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn.
Trong tư duy hình ảnh có 7 loại kỹ năng như sau:
Visual Closure: Là khả năng hình dung được toàn bộ hình ảnh dù chỉ được cung cấp một phần thông tin hoặc chỉ nhìn thấy một phần hình ảnh. Kỹ năng này luyện được sẽ giúp trẻ đọc và hiểu nhanh, đôi mắt của trẻ không phải tự xử lý từng chữ một trong từ mà có thể lướt rất nhanh đọc được cả một đoạn chữ rất dài. Đối với trẻ nhỏ, luyện tập kỹ năng này qua các trò chơi như tìm bóng – hình, cho một phần hình ảnh tìm ra được hình ảnh đầy đủ…sẽ giúp tăng cường tư duy cho trẻ một cách dần đều. Đây là một ví dụ:
Các bài tập liên quan đến Visual Closure:
+ Luyện tư duy hình ảnh về động vật
+ Luyện tư duy hình ảnh theo những hoạt động
Visual Figure Ground: Đây là khả năng nhận diện và định vị được một hình ảnh cần tìm kiếm trong một nền hoặc nhiều hình ảnh xung quanh. Kỹ năng này nếu rèn luyện được sẽ giúp trẻ có thể tập trung nhìn các chi tiết. Kỹ năng này được luyện tập qua các trò chơi nhận diện được màu sắc, hình khối, vật thể trong nền ảnh, chữ cái trong bảng chữ cái lớn…
Visual Form Constancy: Kỹ năng này giúp trẻ nhận ra được một vật trong bối cảnh khác nhau bất kể sự thay đổi về hình dạng, kích thước, định hướng. Kỹ năng này được thể hiện qua các trò chơi tìm kiếm hình dạng của một vật/loại quả thể hiện qua các hình dạng khác nhau, có cùng kích thước hoặc không cùng kích thước.
Visual Memory: Khả năng ghi nhớ để nhớ lại ngay được đặc tính của một đối tượng, hoặc nhiều đối tượng. Kỹ năng này được luyện qua nhiều trò chơi về ghi nhớ như space memory của shichida là đưa ra hình ảnh và yêu cầu trẻ nhớ lại hình ảnh đó sau 5-20 giây, tùy theo trí nhớ của trẻ, hay như trò matching game cũng là để luyện kĩ năng này. Đây là kỹ năng rất quan trọng trong việc tăng cường ghi nhớ cho trẻ, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng rất nên rèn luyện.
Visual Sequential Memory: Khả năng ghi nhớ các đối tượng theo thứ tự đúng. Đây là phần nâng cao của visual memory, kỹ năng này chỉ phù hợp cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, vì khi 4 tuổi trẻ đã bước sang giai đoạn tư duy cao hơn, nhận thức và hiểu biết của trẻ đầy đủ về bản chất các sự kiện, vấn đề. Luyện tập thành thạo được kỹ năng này thì trẻ có thể đánh vần rất trôi chảy, học chữ nhanh.
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc học chữ, viết chữ vì tính logic của nó rất cao đòi hỏi các sự vật, hiện tượng đưa ra phải đúng theo trình tự.
Cho nên các ba mẹ nếu quá vội vàng cho con chơi những trò chơi liên quan đến Visual Sequential Memory thường gặp thất bại vì quá nôn nóng, cũng như thất bại cho con học chữ quá sớm. Các trò chơi để rèn luyện kĩ năng này thường là pattern, story sequence, what comes next…
Khả năng xác định được các đặc điểm chính xác giữa các đối tượng gần như tương tự nhau.
Kỹ năng này rèn luyện trẻ có thể quan sát được sự khác biệt rất nhỏ giữa các đối tượng từ đó giúp cho việc quan sát học đọc hay làm toán không bị nhầm lẫn giữa những số hay chữ gần như tương tự nhau.
Những trò chơi liên quan đến phần này thường là matching nhận biết hình ảnh đồng dạng chỉ khác về chi tiết, different and same…
Visual Spatial Relations: Khả năng nhận thức được vị trí các vật thể trong không gian.
Đối với trẻ nhỏ, yếu phần kĩ năng này thì thường gặp khó khăn trong việc nhận thức được vị trí trong không gian như trên, dưới, trái, phải, thường đánh giá sai khoảng cách, bị va đập vào đồ vật khi đi lại.
Luyện tập các trò chơi liên quan đến phần này thường là các trò chơi matrix, TIC-TAC-TOE, Slap-Tap, trò chơi tìm kiếm các vị trí trên dưới, trái phải…
Visual discrimination
Để dạy con được tư duy hình ảnh này cho việc tăng cường tư duy cho trẻ sớm, trước tiên cha mẹ cần phải dạy các khái niệm hay kỹ năng cơ bản để con có thể bắt đầu nhận thức:
– Dạy màu sắc:
+ Dạy màu sắc là việc dạy đầu tiên khi bắt đầu rèn con luyện tư duy hình ảnh. Đối với trẻ 2 tuổi, dạy màu tương đối trừu tượng nên cha mẹ cần lồng ghép dạy màu với các đồ chơi cho con dễ tưởng tượng hơn.
+ Cũng có thể cha mẹ hòa màu vẽ vào nước, cho vào từng lọ và giới thiệu với con. Để có thể luyện tư duy thì con cần biết ít nhất 6 màu trở lên. – Dạy các hình dạng cơ bản:
– Dạy con về vị trí:
+ Xe ở trên đường, quần áo ở trong tủ, sách để trên kệ, trái phải, trên dưới… những khái niệm cơ bản nhất về vị trí, dạy được càng nhiều càng tốt.
– Dạy con về so sánh:
+ So sánh hình dạng, kích thước lớn – bé, to – nhỏ, dày – mỏng, dài – ngắn, nặng – nhẹ. Bắt đầu từ quan sát các đồ vật xung quanh, sau đó cha mẹ có thể in thêm ảnh mô tả về sự so sánh này cho con hình dung được cụ thể.
Khi đã nắm vững được các kỹ năng cơ bản này, Ba Mẹ sẽ làm các trò chơi liên quan đến tư duy hình ảnh từ dễ đến khó theo như các kỹ năng đã được chia sẻ ở trên để có thể tăng cường tư duy cho trẻ từ độ tuổi sớm!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]