Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônĐể giáo viên hiểu học sinh lớp mình nhiều hơn
Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học phân hóa yêu cầu giáo viên cần hiểu từng học sinh trong lớp mình phụ trách. Dưới đây là một số cách giúp giáo viên có được những thông tin về sở thích, cá tính, phong cách học tập của tất cả học sinh.
- Thu thập thông tin của học sinh từ giáo viên cũ
Thu thập thông tin của học sinh từ các giáo viên khác (nhất là các giáo viên đã dạy học sinh trong năm học trước). Ghi chép lại những thông tin cần thiết về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, các vấn đề tâm lý, sở thích, phong cách học tập. Đó sẽ là công cụ để giáo viên có thể tiến hành phân hóa trong quá trình giảng dạy. Có một lưu ý là giáo viên cần tránh việc giữ định kiến hoặc phán xét về học sinh. Mỗi đứa trẻ là một khởi đầu hoàn toàn mới cho bất cứ giáo viên nào.
- Nhớ tên học sinh
Cố gắng học thuộc và ghi nhớ tên của học sinh nhanh nhất có thể, gọi học sinh bằng tên, sử dụng tên học sinh một cách thường xuyên. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đó là một kinh nghiệm giảng dạy cực kì hiệu quả. Cái tên là một phần quan trọng của mỗi con người. Học sinh sẽ rất ấn tượng khi được giáo viên nhớ tên và được gọi bằng tên. Chúng sẽ cảm thấy mình đặc biệt, được quan tâm và được ghi nhận. Nếu bạn quên tên của học sinh, hãy hỏi lại thay vì gọi sai tên.
- Mở cánh cửa giao tiếp với phụ huynh
Phụ huynh học sinh là một nguồn thông tin tuyệt vời mà giáo viên cần phải nắm bắt. Hãy tìm mọi cách để thiết lập kênh liên hệ với phụ huynh ngay từ đầu năm học. Tìm hiểu những thông tin cần thiết về học sinh thông qua phụ huynh như: hoàn cảnh gia đình, các vấn đề về tâm sinh lý, những khó khăn về nhận thức hay quan hệ xã hội,… Đồng thời, hãy lôi cuốn phụ huynh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, gợi ý phụ huynh tham gia cùng con trong các buổi dã ngoại, các hoạt động trải nghiệm hoặc mời phụ huynh đứng lớp dạy con trong một số tiết học đặc biệt.
- Quan tâm đến những sở thích của học sinh
Điều này thực sự có thể giúp giáo viên trong việc tạo động lực học tập cho học sinh. Hãy nhớ rằng việc sử dụng những sở thích của học sinh không phải là để “lấy lòng” hay “chiều chuộng” mà đó là cách khơi dậy những động lực học tập từ bên trong. Ví dụ, nếu bạn biết một số học sinh của mình thực sự yêu thích bóng đá, bạn có thể giao cho trẻ nhiệm vụ liên quan đến việc viết một bài báo để đưa tin về một trận bóng trong tạp chí bóng đá hoặc trong bản tin của nhà trường.
- Chia sẻ các sản phẩm học tập của học sinh
Chia sẻ các sản phẩm học tập của học sinh cho giáo viên chịu trách nhiệm cấp lớp tiếp theo. Điều này giúp các giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức khi không phải tìm hiểu từ đầu tất cả các thông tin về học sinh, nhất là đối với những học sinh chuyển cấp. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu học sinh của mình chọn một ví dụ về “những công việc mà mình hoàn thành tốt nhất vào cuối năm và chuyển nó cho giáo viên trong năm học tới”. Điều này sẽ giúp giáo viên đánh giá và đặt các mục tiêu học tập cho học sinh trong năm học mới dễ dàng hơn.
Giống như tại CMS, các thầy cô giáo luôn chủ động trong việc tìm hiểu những đặc điểm tính cách của học sinh, luôn cố gắng liên lạc và đồng hành cùng phụ huynh để đưa ra các phương án dạy học tốt nhất. CMS tin rằng, hiểu được học sinh chính là cách tốt nhất để giúp các con lĩnh hội kiến thức nhanh và hiệu quả nhất./.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]