Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônPhát triển khả năng tư duy sáng tạo và giao tiếp cho trẻ nhỏ
Đã bao nhiêu lần Ba Mẹ nhận được những câu hỏi của trẻ và cảm thấy đó là những câu hỏi cực kỳ vô nghĩa? Thái độ của Ba Mẹ trước những câu hỏi đó như thế nào? Vui vẻ đáp lại câu hỏi đó với một câu trả lời cũng vô nghĩa không kém hay cố gắng điều chỉnh lại những câu hỏi đó để nó “nghe có vẻ” có nghĩa hơn? Ba Mẹ có biết rằng, thái độ của Ba Mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy của trẻ. Cố gắng chỉnh lại khi trẻ đặt những những câu hỏi vô nghĩa thực tế lại làm giảm kỹ năng tư duy của trẻ. Mặt khác, giao tiếp cùng cấp độ với trẻ một cách vui vẻ thì chắc chắn sẽ giúp tư duy của trẻ phát triển hơn.
Với sự phổ biến của máy tính và điện thoại thông minh trong xã hội hiện nay, câu trả lời thường xuyên của một số cha mẹ đối với câu hỏi của con mình là “Con tự tìm trên mạng đi!”.
Tuy nhiên, cha mẹ ở Đan Mạch, Thụy Điển, và các nước Bắc Âu với hệ thống giáo dục tiên tiến lại thường không bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào của con mình, thay vào đó họ luôn lắng nghe cẩn thận những gì trẻ nói. Khi một đứa trẻ hỏi một câu hỏi vô nghĩa, họ đặt câu hỏi để tìm ra lý do tại sao trẻ nghĩ như vậy. Trên thực tế, họ thậm chí còn trả lời những câu hỏi đó với những câu trả lời cũng vô nghĩa tương tự, điều này giúp nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ. Thêm vào đó, họ còn thường định hướng con ra ngoài môi trường tự nhiên hoặc đọc sách trong thư viện để khám phá thêm về câu hỏi của mình. Mục đích là để trẻ tự tìm ra câu trả lời một cách tự nhiên bằng cách sử dụng các giác quan của mình hoặc tìm hiểu qua những cuốn sách tại thư viện.
Những phương pháp nâng cao kỹ năng Tư duy của trẻ
1. “Wow! Sao con nghĩ được ý tưởng hay thế nhỉ?” (Ngưỡng mộ, ngợi khen)
2. “Nếu… thì chuyện gì sẽ xảy ra?” (Kích thích trí tưởng tượng)
3. “Con có muốn suy nghĩ về điều đó không?” ( Khuyến khích)
4. “Bố mẹ cũng đã từng tò mò về chuyện đó ” (Đồng cảm)
5. “Chúng ta cùng tìm đáp án nhé” (Truyền cảm hứng, hành động)
Nếu muốn nâng cao kỹ năng tư duy của con, cha mẹ cần cho con cơ hội để suy nghĩ. Thay vì đưa cho con những câu trả lời chính xác và cụ thể ngay lập tức, cha mẹ nên hướng dẫn con tự tìm ra câu trả lời với định hướng đúng đắn. Đặt những câu hỏi như “Nếu… thì chuyện gì sẽ xảy ra?” là cách tốt nhất để khuyến khích trẻ suy nghĩ. Cha mẹ nên tránh hỏi trẻ những câu hỏi có/không mà nên đặt những câu hỏi mở để trẻ có thể nói lên suy nghĩ của mình.
Cha mẹ không bao giờ nên tạo áp lực cho trẻ hoặc thở dài khi trẻ trả lời khác với những gì cha mẹ muốn nghe. Sự kiên nhẫn của cha mẹ là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Hãy đợi trẻ trả lời và nếu trẻ vẫn tiếp tục không trả lời, hãy tiếp cận trẻ với một phương pháp dễ dàng hơn hoặc đặt một câu hỏi khác.
Giọng nói cũng rất quan trọng khi đặt câu hỏi. Nếu một câu hỏi được đặt ra theo kiểu đùa cợt khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng ý kiến, điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tư duy và thái độ của trẻ. Thay vào đó, câu hỏi nên được đặt ra với một giọng điệu vui vẻ và thân thiện, thêm chút hài hước vào đó cũng rất tốt, vì sự hài hước là rất cần thiết khi nuôi dưỡng một đứa trẻ. Trên thực tế, sau một tràng cười giòn giã thì não của trẻ trở nên hoạt bát hơn và tư duy cũng sẽ mở rộng hơn.
Mỗi đứa trẻ lại mang trong mình một cá tính khác nhau, không có một khung giới hạn phương pháp nào áp dụng tuyệt đối hiệu quả với tất cả. Bằng sự kiên nhẫn thử và sai, Ba Mẹ có thể cùng nhau tìm được “bước sóng” chung với con và từ đó đem lại những thay đổi tích cực trong tư duy và giao tiếp của trẻ.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]