Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônGợi ý các hoạt động về số học ba mẹ có thể chơi với bé ở nhà
Kỳ chuyển mùa đã đến với những cơn mưa rả rích suốt cả ngày, đã vậy còn thêm gió lạnh nữa khiến trẻ không thể ra ngoài vui chơi, chạy nhảy. Thay vì để trẻ ngồi một chỗ và “dán mắt” vào màn hình máy tính điện thoại, tại sao cả gia đình không cùng nhau chơi trò chơi nhỉ! CMS xin gợi ý cho Ba Mẹ một số hoạt động đơn giản sau đây để vừa vui chơi vừa giúp trẻ rèn luyện tư duy số học:
Ghép và tách số
Ghép và tách số là hoạt động quan trọng để phát triển tư duy số học và là cơ sở để thực hiện phép cộng và phép trừ. Để làm quen, ba mẹ nên thực hiện hoạt động này với các đồ dùng quen thuộc xung quanh bé. Ví dụ: Con hãy tách 5 quả bóng này thành 2 phần, một phần 2 quả, một phần 3 quả; Con hãy gộp 1 chú thỏ bông và 4 chú gấu bông thành một nhóm 5 thú bông,… Với cách thực hiện này, trẻ hiểu rằng số lượng 5 có thể tách thành số lượng 2 và số lượng 3 hoặc số lượng 1 và số lượng 4. Ngược lại, số lượng 2 và số lượng 3 có thể ghép lại thành số lượng 5,… Càng sử dụng nhiều loại đồ dùng và các con số lặp đi lặp lại thì trẻ càng nắm bắt tốt hơn bản chất của con số luôn gắn với số lượng.
Trò chơi ‘Mingle & Gather’
Trong những buổi dã ngoại cùng gia đình và bạn bè, ba mẹ có thể tổ chức trò chơi này cùng các bé và mọi người. Trò chơi được thực hiện như sau: khi quản trò hô một số, người chơi tập hợp với nhau thành nhóm người có số lượng tương ứng. Ví dụ, nếu tổng có 6 người chơi, khi quản trò hô số “3” thì 3 người sẽ tập hợp cùng với nhau. Quản trò hô “Tập hợp” thì 6 người lại gộp thành một nhóm,…
Đây cũng là một cách vui vẻ để trẻ hiểu được nguyên tắc gộp và tách số. Điểm nhấn mạnh ở đây là những con số trước khi được tách và số sau khi gộp lại không thay đổi. Bằng cách chơi trò chơi ‘Mingle & Gather’, trẻ sẽ tự nhiên hiểu được rằng một số có thể được tách theo nhiều cách khác nhau.
Ghép và tách số bằng cách sử dụng học cụ trợ giúp
Ba mẹ có thể sử dụng các viên sỏi, khối ghép hình hoặc viên bi. Ví dụ, cho trẻ gộp 5 khối và sau đó tách chúng thành 1 và 4, 2 và 3, 3 và 2, 4 và 1. Tiếp theo cho trẻ gộp các khối thành 5. Trong quá trình này, cho trẻ xác nhận rằng các số bằng nhau trước khi tách và sau khi gộp.
Sử dụng các viên bi tạo cơ hội thực hành cho trẻ chơi các trò chơi gộp và tách số. Chia 10 viên bi giữa hai bàn tay, sau đó mở một bàn tay và hỏi: “Ở đây có bao nhiêu viên bi?” Sau khi trẻ đếm số bi trong bàn tay đã mở thì hỏi: “Vậy trong bàn tay kia có bao nhiêu viên bi?” và cho trẻ đếm số bi. Sau đó đổi vai và cho trẻ giữ bi trong khi bố mẹ đếm số bi trong cả 2 tay.
Chuyển từ sử dụng học cụ sang các số.
Khi trẻ đã quen với việc gộp và tách bằng các học cụ, chuyển sang học cách gộp và tách các số. Gộp và tách số trong phạm vi 10 là đặc biệt hữu ı́ch trong việc học phép cộng và phép trừ. Một khi trẻ học được các con số được cộng vào để tạo ra 10, chúng có thể nhanh chóng xác định hai số nào sẽ lớn hơn 10 trong quá trı̀nh cộng và trừ. Vı́ dụ: khi tı́nh 8 + 4, vı̀ 8 và 4 không thể bằng 10, trẻ có thể nhanh chóng xác định rằng cần phải tı́nh theo cách khác. Đừng quên thực hiện các hoạt động trong đó trẻ tách một số thành hai số và sau đó gộp hai số đó trở lại thành một số.
Việc chơi cùng nhau còn giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết. Trong lúc ấy Ba Mẹ còn có thể giải đáp, chia sẻ những câu hỏi và lắng nghe những xúc cảm của con trẻ, con sẽ thực sự cảm nhận được sự quan tâm của Ba Mẹ đối với mình. CMS tin rằng, đây cũng là những điều quan trọng nhất mà Ba Mẹ muốn dành cho con!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]