Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônGiúp trẻ hứng thú với sách ngay từ giai đoạn đầu đời
“Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta đã thay đổi cuộc sống của chúng mãi mãi theo cách tốt đẹp hơn.” – Barack Obama
Ngay từ khi còn nhỏ, Ba Mẹ hãy xây dựng cho trẻ thói quen đọc sách, bởi đây chính là một trong những phương pháp rất tốt giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng tri thức cũng như đời sống tinh thần. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo mà còn giúp kích thích não bộ phát triển. Bước đầu tiên trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ là thái độ tích cực đối với việc đọc của mọi thành viên trong chính gia đình.
Hãy làm gương cho trẻ
Ba Mẹ hãy là tấm gương cho con trẻ. Trẻ em luôn có tư duy bắt chước, làm theo những điều, những việc Ba mẹ làm, vì vậy nếu muốn con đọc sách Ba Mẹ cũng phải đọc sách như con. Ba mẹ hãy dành một góc nhỏ trong nhà để làm một góc đọc sách cho cả gia đình, đó vừa là không gian thư giãn, lại vừa là không gian yên tĩnh để tất cả thành viên có thể đọc sách. Nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy Ba mẹ đọc, con cũng sẽ bắt chước những thói quen này và bắt đầu tự đọc. Hãy làm cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách là không chỉ để giải trí mà còn là một kênh giúp cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức và kết nối với nhiều người khác.
Cùng con thảo luận về những gì đã đọc
Đừng để những gì con đọc được chỉ ở trong đầu, hãy cùng nhau thảo luận, chia sẻ về tất cả những điều Ba Mẹ và con đã đọc được bằng cách nói ra. Việc này không chỉ đơn giản là thảo luận về nội dung câu chuyện mà còn giúp người khác biết về các vấn đề mới hoặc đang xảy ra. Điều này giúp Ba mẹ dễ dàng nhận biết trẻ tiếp thu được những gì và con thích thể loại sách hoặc tác giả nào. Lưu ý là trong khi trao đổi cùng trẻ, Ba mẹ nên thật thoải mái và khéo léo để con không cảm thấy đang bị tra hỏi hay thúc ép nhé.
Chia sẻ cho con những câu chuyện cũng như kinh nghiệm đọc sách của Ba mẹ khi còn nhỏ
Chắc hẳn những câu chuyện thuở nhỏ của Ba Mẹ luôn là điều khiến trẻ thích thú vô cùng khi lắng nghe. Vậy tại sao Ba Mẹ không chia sẻ với con những kinh nghiệm cũng như kỉ niệm với việc đọc sách khi còn nhỏ cho con trẻ nhỉ? Hãy cho con biết Ba Mẹ yêu thích sách như thế nào và đã có những cách đọc sách hiệu quả, bổ ích ra sao. Từ đó, trẻ sẽ có cảm giác mình được thấu hiểu cũng như tạo được sự gần gũi để chia sẻ với Ba Mẹ khi đọc sách.
Cho trẻ được lựa chọn sách
Sau một khoảng thời gian lựa chọn và đọc sách cho trẻ, khi con đã có thể tự đọc, Ba Mẹ hãy để con có quyền được lựa chọn thể loại sách mình muốn đọc, muốn tìm hiểu. Đừng ép buộc hay ra lệnh, Ba Mẹ hãy để con tự do lựa chọn sách cho riêng mình nhưng Ba Mẹ nên có mặt bên cạnh để giúp đỡ nếu con cần hỏi ý kiến hay trợ giúp.Ba mẹ cần hiểu rằng điều rất quan trọng là theo dõi việc đọc của con chứ không phải ép buộc chúng đọc về những sách mà mình nghĩ rằng con nên đọc.
Áp dụng chính sách “đọc sách có thưởng”
Những cuộc thi và phần thưởng luôn là cách giúp thu hút, khơi gợi sự tò mò và hứng thú của trẻ. Ngoài cách thảo luận về sách, Ba Mẹ có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ để trẻ thấy việc đọc sách không tẻ nhạt và nhàm chán. Chẳng hạn nếu con có thể đọc được tối thiểu 2 cuốn sách trong 1 tháng, Ba Mẹ sẽ thưởng cho con một chuyến dã ngoại hoặc một món quà con mong muốn. Điều này không chỉ giúp cả gia đình trau dồi thêm kiến thức, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên mà còn giúp gắn kết mọi người.
Sách không chỉ để đọc!
Ngoài việc đọc sách, Ba Mẹ cũng có thể cho trẻ nghe truyện kể audiobook, các vở kịch/phim được dựng từ các tác phẩm văn học. Với nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hình thành thói quen tự lập, yêu sách, khơi gợi sự ham học hỏi ở trẻ. Đây còn là phương pháp giúp việc đọc sách không còn là nỗi e ngại với các con, đồng thời cũng là những giây phút Ba Mẹ và trẻ có không gian gần gũi, gắn bó bên nhau.
Không cần ép bé phải đọc thật nhiều nhưng hãy để việc đọc sách trở thành thói quen hàng ngày của bé. Muốn làm được điều ấy thì cha mẹ chính là tấm gương để các con học theo, cần tác động vào lòng hiếu kỳ, sự tò mò của bé đối với sách. Hình thành thói quen đọc sách cho trẻ không bao giờ là sớm, hãy giúp trẻ hứng thú với những cuốn sách ngay từ giai đoạn đầu đời Ba Mẹ nhé!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]