Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônTầm quan trọng của tâm lí học trong giảng dạy
Tâm lý học xuất hiện từ khi loài người bắt đầu có ý thức, vậy tầm quan trọng của tâm lí học trong đời sống con người nói chung và trong việc giáo dục nói riêng như thế nào?
Trong một vài nghiên cứu, tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Tâm lý học sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Vì vậy, việc ứng dụng tâm lí học trong dạy học vô cùng quan trọng, không những tạo hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy mà còn là nền tảng để phát triển tâm lí cho các học sinh.
Có thể nói “Tâm lý học là gốc của giáo dục”. Tâm lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn các mục tiêu giáo dục, giúp hiểu điều gì làm được (ví dụ: dạy học phát triển nhận thức của trẻ…) và điều gì không làm được (ví dụ: biến trẻ thành thần đồng…). Tâm lý học là một môn khoa học cung cấp những tri thức về tâm lý học giúp lý giải được những thay đổi trong bản chất con người, trí năng, tính nết, hành vi của con người.
Tâm lý học cũng giúp hiểu biết những phương tiện dùng vào giáo dục, đặc biệt trí năng (trí tuệ) và tính nết (tính cách, đặc trưng nhân cách) của các bậc phụ huynh, các giáo viên và bạn bè của trẻ. Đây là phương tiện rất quan trọng để giáo dục trẻ. Ngoài ra các phương tiện và công cụ hỗ trợ giảng dạy khác cũng cần phải gắn với bản chất của cá nhân mà chúng hướng tới.
Tâm lý học giúp am hiểu các phương pháp dạy học theo ba cách. Thứ nhất, các phương pháp có thể được trực tiếp suy ra từ các quy luật về bản chất con người. Thứ hai, tâm lý học giúp hiểu vì sao phương pháp này lại hiệu quả hơn phương pháp kia bằng những giải thích khoa học. Thứ ba, tâm lý học giúp đưa ra những phương tiện đo nghiệm, xác minh hoặc trau chuốt các loại phương pháp dạy học.
Giáo dục không chỉ thực hiện mục tiêu phát triển tri thức mà còn hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho trẻ. Những học thuyết trong Tâm lý học Nhân cách cung cấp hiểu biết về con đường hình thành nhân cách của trẻ, những yếu tố bảo vệ và nguy cơ trong môi trường gia đình, trường học, xã hội hoặc chính của cá nhân đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách… Từ đó, gia đình, các bậc phụ huynh cùng giáo viên, xã hội sẽ ý thức được vai trò của mình trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục nhân cách ở trẻ.
Một số học thuyết nhân cách như Học thuyết Tâm lý học hoạt động phát triển quan niệm coi nhân cách được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp, nhân cách là tổng hòa các mối quan hệ, vì vậy, giáo dục phát triển nhân cách phải gắn với vai trò của xã hội, hình thành giáo dục trong tập thể, đoàn hội, cộng đồng…
Học thuyết phát triển nhận thức của nhà tâm lý học Thụy Sỹ J.Piaget đưa ra những quy luật hình thành trí khôn ở trẻ em trong đó ông nhấn mạnh sự độc lập khám phá tìm tòi của đứa trẻ – vai trò tự học của chủ thể và bạn bè cùng tuổi chơi cùng. Học thuyết của ông là kim chỉ nam cho việc thay đổi phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm, theo đó tri thức cần được xây dựng và tiếp thu bằng chính nỗ lực của người học, còn người dạy chỉ nên dừng lại ở vai trò là người giúp sức, là cố vấn định hướng cho người học.
Tất cả các học thuyết tâm lý này đều được ứng dụng linh hoạt trong phương pháp dạy học của CMS EDU – hướng đến sự phát triển trí tuệ tự nhiên của trẻ và phát huy hứng thú học tập của trẻ ở mức tối đa.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]