Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônNếu biết được điều này, chắc chắn ba mẹ sẽ thấy tiếc vì đã không cho con cơ hội bày bừa, nghịch ngợm!
Để mọi thứ luôn sạch sẽ, ngăn nắp, ba mẹ ngăn cấm trẻ nghịch ngợm mà không biết rằng mình đang tước đi cơ hội khám phá thế giới của con.
Neil deGrasse Tyson là một nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học người Mỹ với niềm yêu thích thiên văn học từ năm lên 9 tuổi. Ông có 2 người con, việc nuôi dạy con trở thành công dân tài giỏi và có ích nhưng vẫn giữ được niềm đam mê luôn khiến ông trăn trở. Trong một bài phát biểu, Tyson đã chia sẻ quan điểm: mỗi đứa trẻ đều là một nhà khoa học bẩm sinh. Ông phân tích cách phản ứng của ba mẹ ảnh hưởng tới bản năng khám phá, khả năng sáng tạo của trẻ ra sao.
Bản năng của mỗi đứa trẻ là tìm tòi, khám phá.
Bài chia sẻ của Tyson đã khiến hàng triệu bậc ba mẹ giật mình và nhìn lại cách ứng xử với con cái. Ba mẹ luôn là người mong con lớn lên và trở thành người tài giỏi, sáng tạo. Nhưng cũng chính họ là người dập tắt niềm yêu thích tìm tòi và khám phá sự vật xung quanh của trẻ.
Trẻ em là những nhà khoa học bẩm sinh. Hãy để ý mà xem, trẻ thường thích lật những hòn đá lên, bứt cánh hoa bên vệ đường, chăm chú dõi theo đường đi của kiến,… Có vẻ như trẻ rất thích làm những việc mà người lớn thường cho là “phá hoại”, là “nghịch bẩn”,… Nhưng đó chính là một kiểu khám phá. Tách rời mọi thứ, rồi lắp ráp chúng lại, hay sáng tạo ra một kiểu lắp ráp mới. Đó là việc những đứa trẻ hay làm. Và đó cũng là công việc của một nhà khoa học!
Ở nhà, bọn trẻ mở tủ lạnh, lấy một quả trứng và tung hứng lên xuống. Việc đầu tiên các bậc phụ huynh làm là gì? “Đừng có nghịch trứng! Vỡ bây giờ. Cất chúng trở lại ngay!”. Thật ra, chúng ta có thể nhìn nhận theo một khía cạnh khác: đó là một thí nghiệm nhỏ của một nhà khoa học về sức bền của vật liệu. Hãy để trẻ tự khám phá ra rằng khi trứng rơi, nó sẽ vỡ. Đây là một thí nghiệm vật lý.
Và cũng là thí nghiệm sinh học khi trẻ phát hiện ra bên trong trứng có chất lỏng màu trắng và lòng đỏ. Ba mẹ có thể khơi gợi sự tò mò cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi: “Làm thế nào để lòng đỏ này biến thành gà con nhỉ?”. Hãy cho trẻ một quyển sách tranh hoặc một tài liệu bằng ảnh qua mạng để con có thể tự tìm hiểu. Ba mẹ có thể nghĩ làm vỡ một quả trứng vừa bẩn nhà, vừa lãng phí. Một quả trứng đáng giá 5.000VNĐ nhưng đổi lại là sự trải nghiệm và tư duy cho trẻ, có đáng không?
Chủ tịch trường đại học Havard từng nói rằng: “Nếu bạn nghĩ giáo dục đắt đỏ, hãy cứ thử trả giá cho sự ngu dốt xem!”. Phần nhiều ba mẹ chưa hiểu được hoặc biết cách trân trọng tính hiếu kì của con. Khi các con vào bếp, bày bừa hết xoong nồi ra và gõ loảng xoảng, ba mẹ sẽ nói gì đầu tiên? “Đừng có làm ồn nữa! Ồn ào quá! Con làm bẩn hết nồi niêu rồi!… Ba mẹ vừa làm hỏng một buổi thí nghiệm về âm thanh đấy! Các phụ huynh thường hỏi: “Tôi phải làm gì để bọn trẻ yêu khoa học đây?”. Thật ra, trẻ con đã yêu khoa học sẵn rồi. Vấn đề là ở chính các vị phụ huynh.
Người lớn ít khi nhận ra hậu quả của những lời nói hay sự cáu gắt này. Vì ba mẹ chỉ nhìn thấy sự bừa bãi và họ chính là người có trách nhiệm xử lý. Tệ hơn nữa, không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn. Và vô tình, sự nóng giận bộc phát sẽ gián tiếp giết chết sự say mê và óc tò mò của con. Với việc tưởng chừng như rất nhỏ này, thế giới có thể mất đi một nhà khoa học tiềm năng.
Để tránh bị con làm phiền hay phá phách, ba mẹ cho con chơi di động hoặc máy tính bảng. Điều này khiến trẻ mất dần sự hứng thú vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh.
Sự tò mò và hăng say khám phá những điều mới mẻ là chìa khóa để ươm mầm cho một nhà khoa học tương lai. Hãy tạo điều kiện tốt nhất để con có thể tiếp cận và học hỏi qua sự trải nghiệm.
Và đó cũng chính là điều CMS EDU đang làm để nuôi dưỡng những nhân tài khoa học trong tương lai!
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]