Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônTRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG NHƯ NÀO?
Hiểu được trẻ phát triển trí tưởng tượng như thế nào mới tìm được đúng cách để rèn luyện năng lực tư duy cho con.
Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”. Đây là thời kỳ mà ý tưởng hay sự sáng tạo chính là “bánh xe” của sự tiến bộ. Từ xa xưa, sự sáng tạo được coi là một phẩm chất mang tính quyết định đến sự phát triển của con người. Và ngày nay càng trở nên quan trọng trong thời đại. Sự hình thành, phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ sau này.
Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên 3 (khoảng thời gian trẻ từ 2 đến 3 tuổi). Mẹ có thể đã từng thấy bé nói chuyện, dỗ dành một con búp bê – nhân vật tưởng tượng của bé. Hay bé cầm một khối gỗ và tưởng tượng là một chiếc ô tô đi vèo vèo trên đường. Lúc này chính là thời điểm trí tưởng tượng của trẻ đang được hình thành. Trẻ sử dụng các đồ vật thay thế để làm được những việc mà trong cuộc sống không có hoặc không thể đạt được.
Sang đến tuổi mẫu giáo nhỡ (3 đến 4 tuổi), trí tưởng tượng của trẻ sẽ phong phú hơn.
Điển hình là việc bé tưởng tượng những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… thành những thứ bé thích như ông mặt trời, ngôi nhà hay cái đầu của con chuột. Với sự hỗ trợ đắc lực của các tri giác, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất trong độ tuổi mẫu giáo lớn. Hành động của trẻ có tính mục đích rõ ràng hơn. Trẻ còn có thể thể hiện suy nghĩ bằng ngôn ngữ một cách rành rọt. Thậm chí điều chỉnh hành động của bản thân theo một quy luật, logic nhất định.
Dựa trên ý tưởng và kinh nghiệm riêng mình, bé có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có nhân vật sau khi quan sát một bức tranh. Hay bé nghĩ ra quy tắc trò chơi và biết điều chỉnh các quy tắc sao cho phù hợp với tình huống. Do đó, trí tưởng tượng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống và trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Trí tưởng tượng là con đường giúp trẻ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi kinh nghiệm cá nhân chật hẹp.
Khuyến khích con sử dụng trí tưởng tượng – đây không chỉ là niềm vui. Đây còn là cách để xây dựng kĩ năng học tập, cũng như các kỹ năng quan trọng khác cho con.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể kích thích sự sáng tạo của trẻ?
Trò chơi và truyện cổ tích là hai hoạt động hỗ trợ tốt nhất cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi tưởng tượng, trẻ thử nghiệm và thay phiên với các vai trò khác nhau để học cách chia sẻ trách nhiệm, học cách đứng trên lập trường của người khác. Bằng cách đóng vai người khác, trẻ được rèn luyện các kỹ năng xã hội và tình cảm như sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng và sẻ chia.
Ngoài ra, các kỹ năng về ngôn ngữ cũng được trau dồi và phát triển thông qua việc diễn lại một câu chuyện hay tổ chức các trò chơi. Và đừng quên khích lệ, động viên trẻ kể lại những câu chuyện cổ tích, khen ngợi trẻ khi trẻ có những ý tưởng sáng tạo mới cho câu chuyện.
Theo tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng: “Muốn kích thích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ. Không xem thường hoặc vội phê phán cho dù ý tưởng của trẻ không hay…”. Hãy tạo cho bé yêu của bạn một nền tảng tư duy tuyệt vời nhất, đó là trí tưởng tượng ngay từ khi còn bé thơ.
Đăng ký học thử cho con hoàn toàn miễn phí: https://cmsedu.vn/dang-ky-hoc-thu/
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]