Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônPhát triển tư duy phản biện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học
Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được phát huy trí sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Vì vậy, phát triển sớm tư duy phản biện ở trẻ là một điều quan trọng và cần thiết. Theo nhiên cứu của các nhà khoa học, lứa tuổi tốt nhất để phát triển tư duy phản biện cho trẻ là tuổi mầm non và tiểu học.
Tư duy phản biện có thể giúp hoạt động não bộ trẻ phát triển gấp hai lần trong nhận thức và giải quyết vấn đề. Dạy tư duy phản biện sớm giúp trẻ sử dụng kỹ năng này thuần thục khi lớn. Nghiên cứu của GS. Zohar cho thấy những đứa trẻ có tư duy phản biện tốt sẽ phát triển những kỹ năng học tập với khả năng ghi nhớ tốt, đi đầu trong cách tìm và giải quyết vấn đề. Hơn thế, tư duy phản biện kết hợp cùng khả năng đọc hiểu cũng đồng thời trang bị những kỹ năng giúp trẻ đạt được những mục tiêu trong đời sống cá nhân của trẻ.
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện: là khả năng phân tích đánh giá một vấn đề theo các khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề.
Hiểu một cách đơn giản thì tư duy phản biện là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quá trình quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận. Việc rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ sẽ giúp các em nâng cao các kỹ năng nhìn nhận, đánh giá để đi đến hoàn thiện một vấn đề được chặt chẽ hơn. Từ đó giúp cho các em chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận kiến thức cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế.
Việc thiết lập tư duy phản biện dựa trên 4 yếu tố cơ bản:
‒ Suy nghĩ logic: Sử dụng phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề, loại bỏ tác động của cảm xúc.
‒ Nghiên cứu: Học cách tìm hiểu các thông tin dựa trên những sự kiện, sự vật có thật, có minh chứng khoa học, từ đó đưa ra câu trả lời chính xác.
‒ Tự nhận thức: Khả năng nhận thức dựa trên kinh nghiệm và phân tích những điều đã từng xảy ra, học cách loại bỏ các phán đoán cá nhân bị tình cảm chi phối.
‒ Tư duy “bên ngoài chiếc hộp”: Thách thức bản thân bằng những câu hỏi, có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, tìm hiểu toàn bộ sự thật chứ không chỉ đứng trên một góc nhìn, sau đó chọn cách giải quyết hợp lí nhất.
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ nhỏ
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Kỹ năng tư duy phản biện sẽ cho trẻ khả năng phân tích và đánh giá thông tin theo cách nhìn khác hơn.
Phản biện không phải là cho phép trẻ tranh cãi, trả treo và luôn khư khư bảo vệ ý kiến của mình. Trẻ phải đưa ra lập luận phản biện rõ ràng, logic, có luận chứng luận cứ. Việc này nhằm làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chính xác.
Phụ huynh có thể giúp con phát triển tư duy phản biện hiệu quả từ những vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Điều đầu tiên cần dạy con là nắm vững khả năng đặt câu hỏi, tư duy tốt để hiểu vấn đề. Muốn có được điều này, con cần có nền tảng kiến thức nhất định từ việc đọc sách, rèn kỹ năng cho trẻ qua trải nghiệm cuộc sống…
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể kích thích tư duy phản biện cho con bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi, không để con dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách thụ động và một chiều.
Một số cách phát triển tư duy phản biển cho trẻ
- Quan sát và đưa ra kết luận
+ Khi trẻ quan sát các đối tượng hoặc thu thập thông tin, trẻ có thể đưa ra kết luận hoặc có những phán đoán.
+ Để kích thích trẻ đưa ra kết luận của mình, hãy thường xuyên hỏi trẻ các câu như “Con có suy nghĩ gì?”, “Tại sao con nghĩ vậy?”.
+ Đây là sự khởi đầu của kỹ năng quan sát khoa học mà sẽ rất hữu ích và cần thiết cho trẻ cho đến cuối đời.
- So sánh và đối chiếu các vật và các chủ đề
+ Điều này cho phép trẻ em chỉ ra điểm giống và khác nhau và giúp trẻ phân tích và phân loại thông tin.
+ Ví dụ đơn giản của hoạt động này là cho trẻ so sánh và đối chiếu quả táo với quả cam. Cho phép trẻ chỉ ra tất cả các điểm giống và khác nhau.
+ So sánh và đối chiếu là một cách để khuyến khích tư duy phản biện. Thông qua việc liệt kê các điểm giống nhau và khác nhau, trẻ em sẽ phân tích nhân vật, cốt truyện và các yếu tố khác của câu chuyện.
- Thảo luận và phân tích câu chuyện
+ Cho trẻ kể lại câu chuyện mà bạn đã đọc cho trẻ nghe. Điều này khuyến khích trẻ tóm tắt các ý chính của câu chuyện thay vì chỉ trả lời các câu hỏi cụ thể.
+ Hãy hỏi những câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp từ câu chuyện. Điều này làm cho trẻ suy luận và rút ra kết luận của riêng mình dựa trên sự hiểu biết về câu chuyện.
+ Yêu cầu trẻ phân tích nhân vật và thiết lập các yếu tố trong câu chuyện. Đây là một cơ hội tốt để trẻ so sánh và đối chiếu các nội dung bên trong câu chuyện và bên ngoài câu chuyện.
+ Để trẻ liên hệ câu chuyện với cuộc sống của bản thân và với các sự kiện bên ngoài. Điều này gọi là khả năng tổng hợp, là khởi đầu quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện, là lúc mà trẻ em bắt đầu sử dụng các thông tin theo những cách mới và áp dụng nó vào các ý tưởng khác nhau.
- Học về hoạt động tập thể
+ Cho trẻ cơ hội học tập trong một tập thể sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phản biện khi trẻ chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
+ Khuyến khích trẻ đọc các câu chuyện cùng nhau và chia sẻ cho nhau những đánh giá về các câu chuyện đó. Điều này có thể cho trẻ cơ hội có tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình với các trẻ khác.
+ Hãy để trẻ khám phá sáng tạo với các hoạt động vui chơi phổ biến, chẳng hạn như chơi với nước, cát hoặc bong bóng. Hãy hỏi trẻ những câu hỏi về những việc chúng đang làm.
- Kể cho trẻ những câu chuyện không có kết thúc
+ Kể một câu chuyện mà không có kết thúc và yêu cầu trẻ đưa ra kết thúc của câu chuyện là một cách để khuyến khích các kỹ năng tư duy phản biện, ví dụ như kĩ năng tổng hợp. Trẻ phải lấy thông tin từ câu chuyện, tư duy sáng tạo, rút ra kết luận và đưa ra kết thúc câu chuyện theo cách của mình.
+ Khi đang kể chuyện, cha mẹ hoặc thầy cô cũng có thể yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi “Theo con thì câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào?”, đặc biệt là khi kể các câu chuyện cổ tích.
- Thực hành phương pháp giả vờ không biết
Giả vờ không biết là cách rất rất phổ biến khi giảng dạy tư duy phản biện thông qua đặt câu hỏi cho trẻ. Trẻ đã quen với việc đặt câu hỏi cho người lớn, do đó hãy đổi vai trò và đặt các câu hỏi cho trẻ. Cách làm trái ngược qua việc đặt các câu hỏi này sẽ giúp trẻ có cơ hội đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình về một chủ đề nào đó.
- Phân tích tranh luận
+ Xác định một vấn đề, một tiền đề hoặc một tuyên bố để thảo luận.
+ Tìm kiếm, thảo luận về các giải pháp có thể có hoặc phản biện.
+ Thảo luận về làm thế nào để đánh giá độ tin cậy của thông tin.
+ Làm rõ sự khác biệt giữa ý kiến, phản biện và thực tế.
+ Giải thích làm thế nào để tránh các sai lầm liên quan đến các chủ đề đó.
- Luôn khuyến khích trẻ đề nghị thêm một cách nữa
Khi phải giải quyết vấn đề, trẻ cần học được cách suy nghĩ làm sao để có phương án tối ưu và hiệu quả. Bài học này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sự cải thiện.
Hoạt động này người lớn có thể làm cùng bé như khi tô màu, bạn hãy đề nghị bé vẽ thêm một màu khác. Sau đó, bạn hãy hỏi lý do con chọn màu thứ hai.
Tư duy phản biện là một trong những yếu tố tạo nên chìa khoá của sự thành công, vì vậy các bậc phụ huynh cũng như các nhà giáo dục nên quan tâm và phát triển tư duy phản biện cho các em từ nhỏ, để đào tạo nên các nhân tài tương lai cho nước nhà.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]