Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônBa mẹ cần biết trẻ nhỏ học toàn như thế nào để chọn đúng phương pháp và công cụ hỗ trợ cho con. Cùng tìm hiểu những quy luật trong việc tiếp nhận thông tin và học tập của trẻ nhé.
Xu hướng dạy học hiện đại, đặc biệt là dành cho cấp mầm non và tiểu học được xây dựng dựa trên những lý thuyết về tâm lý, nhận thức và các phương pháp giảng dạy mới. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các yếu tố quyết định trí thông minh của trẻ.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng các nghiên cứu được chia làm ba hướng cơ bản:
- Hướng thứ nhất: Nhận thức được ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ.
- Hướng thứ hai: Nhận thức được quyết định bởi yếu tố di truyền.
- Hướng thứ ba: Mỗi đứa trẻ đều có khả năng sáng tạo vô hạn. Các hoạt động kích thích thị giác, âm thanh và liên hệ không gian đặc biệt quan trọng trong việc phát triển khả năng chú ý và tập trung, quan sát và ghi nhớ cũng như tư duy của trẻ.
Khi nào nên bắt đầu giáo dục các khái niệm toán học?
Giai đoạn mầm non là giai đoạn để lại dấu ấn mạnh mẽ trong suốt quá trình học tập của mỗi con người. Giai đoạn này giúp trẻ em có được kiến thức, khái niệm cơ bản để hình thành các thói quen và hành vi. Đây cũng là giai đoạn hình thành các suy nghĩ tích cực, sáng tạo giúp trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân, cũng như hình thành thái độ tôn trọng với những người xung quanh. Theo đó, giáo dục mầm non có ý nghĩa và vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong giai đoạn tiểu học và các giai đoạn tiếp theo.
Ngày nay, toán học được đưa vào mọi phần của cuộc sống. Các bà mẹ có thể sử dụng các khái niệm toán học trong các giao tiếp hàng ngày với trẻ ngay từ những năm đầu đời. Đây là bước đầu giúp trẻ nhỏ học toán tốt hơn trong tương lai.
Làm thế nào để trẻ nhỏ học toán khi chỉ mới đi học mẫu giáo?
Trẻ em từ khi còn nhỏ có thể nhận ra một số thuật ngữ nhất định như: số năm (5), ngón tay, bàn chân,… nhưng những khái niệm này không thể hiện toàn bộ bản chất của toán học. Chính vì thế, giáo dục toán học là mở rộng các khái niệm, giúp trẻ làm quen các ký hiệu toán học. Trẻ em nên được đưa vào tình huống cụ thể để hiểu các khái niệm toán học sau đó áp dụng các khái niệm trừu tượng.
Giáo dục tiến bộ cho rằng, cá nhân nên chủ động trong quá trình học tập của chính mình. Nhà tâm lý học Jean Piaget tin rằng học tập là quá trình tích lũy kiến thức trong một chủ đề cụ thể. Trước đó, trẻ em có một khuôn mẫu và các kiến thức mới phải được bao gồm trong khuôn mẫu này. Tuy nhiên, trẻ cần xây dựng kiến thức của mình thông qua việc thử nghiệm các ý tưởng.
Trẻ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trước đây để áp dụng trong tình huống mới, nhờ vậy mà trẻ tích hợp được kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức có sẵn. Trẻ sẽ được có câu trả lời của riêng mình thay vì được nói cho một câu trả lời mẫu. Mỗi trẻ tự xây dựng ý nghĩa của bài học và tương tác với giáo viên và các thành viên khác.
Piaget đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác xã hội trong việc giúp trẻ nhỏ học toán.
Tương tác xã hội cho phép đứa trẻ có thái độ tích cực đối với toán học, tăng sự tự tin của trẻ. Phương pháp tiếp cận này hiểu rằng trẻ em phải trải nghiệm toán học, nhưng toán học phải dễ hiểu đối với chúng, phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Các nhiệm vụ được chọn phải thú vị, có tính chất động viên trẻ tham gia.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ học toán tốt hơn thông qua các hoạt động cho phép bé chơi, mô tả, phân loại, giải thích, phân tích, tổng hợp, khái quát, suy nghĩ về những gì được giải thích, cách suy nghĩ độc lập để đi đến giải quyết các nhiệm vụ, thiết lập và giải quyết vấn đề, liên hệ giữa những gì được cung cấp với tình huống mới. Một phần rất quan trọng của việc học toán là học cách giải quyết vấn đề. Trẻ em được đặt trong tình huống có vấn đề nhằm kích thích sự tò mò. Trẻ được khuyến khích suy nghĩ nhiều cách để giải quyết vấn đề bởi các bài toán có nhiều hơn một câu trả lời.
Đăng ký học thử cho con hoàn toàn miễn phí: https://cmsedu.vn/dang-ky-hoc-thu/
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: https://www.facebook.com/CMSeduvietnam/
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]