Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên mônNhững năng lực cần có của một công dân toàn cầu
Bước sang thế kỉ 21, thế giới nhấn mạnh vào các năng lực cần phát triển cho người học bao gồm: các năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) (năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ, tìm kiếm, phân tích, xử lí và sử dụng thông tin), năng lực phát minh, sáng tạo, năng lực cạnh tranh, hợp tác và giao tiếp thành công, các kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp (linh hoạt và thích ứng, tự quản và sáng kiến, các kĩ năng giao tiếp xã hội và giao tiếp đa văn hóa, trách nhiệm xã hội và năng suất, các kĩ năng lãnh đạo và chịu trách nhiệm đối với bản thân…), hiểu biết về toàn cầu, kinh doanh và tài chính,…
Giáo dục các nước và giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học để đáp ứng các yêu cầu phát triển năng lực cho nguồn nhân lực. Chương trình giáo dục phổ thông dự thảo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017) xác định một số nhóm năng lực cơ bản cần hình thành ở học sinh sau đây:
(1) Năng lực tự học: là năng lực cần thiết để người học luôn tự phát triển và hoàn thiện bản thân mình trong bối cảnh bùng nổ thông tin.
(2) Năng lực sáng tạo: trong đó trí tò mò, khả năng tưởng tượng và tư duy sáng tạo được nhấn mạnh để từ đó một người phát hiện được vấn đề và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hay tạo ra những sản phẩm sáng tạo.
(3) Năng lực giao tiếp và hợp tác với người khác: giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay bằng ngôn ngữ quốc tế; giao tiếp trong gia đình, cộng đồng hay trong môi trường quốc tế; giao tiếp để làm việc hợp tác với người khác (biết lắng nghe, chấp nhận quan điểm khác biệt, thỏa thuận và cống hiến để đi đến một kết quả chung).
(4) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) mà trong thế kỉ 21 đang hướng đến nhiều nhất là năng lực sử dụng ICT để sáng tạo.
(5) Năng lực thẩm mĩ để nhận biết cái đẹp, tạo ra những sản phẩm đẹp và có lợi ích cho xã hội hay để hành động đẹp bằng lương tri và trái tim nhân hậu.
(6) Các năng lực đặc thù: Năng lực sáng tạo có trong từng lĩnh vực và ngoài đặc tính chung thì có tính đặc trưng của từng lĩnh vực (toán, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghệ thuật) và có tính đặc thù, nổi trội ở mỗi cá nhân. Có một số năng lực: toán, âm nhạc, ngôn ngữ, thể chất, không gian, cảm nhận xúc cảm của người khác và năng lực nhận biết bản thân. Mỗi người có thể có một hay một số năng lực trong số các năng lực này.
Các năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây cũng chính là những năng lực một công dân toàn cầu cần có để sống và làm việc trong bất kì môi trường nào.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]