fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

Mẹo hay để dạy tư duy cho trẻ (phần 2)

15/07/2018 cms

Phần 1

Có vô số cơ hội để dạy tư duy cho trẻ mà không cần các hoạt động học tập truyền thống. Chúng hiện hữu ngay trong cuộc sống hàng ngày

Tiếp tục khám phá các ý tưởng đơn giản để dạy tư duy cho trẻ nhé:

12. Hãy dẫn trẻ đi một cung đường khác từ trường hoặc từ cửa hàng về nhà. Đừng sợ bé bị lạc. Khi đi hãy nói chuyện với trẻ về việc đi đường khác nhau có thể tới cùng một điểm đích. Điều này giúp trẻ hiểu được có nhiều cách để giải quyết được 1 vấn đề. Quan trọng là phải có tư duy sáng tạo và góc nhìn đa chiều.

13. Khi đi mua đồ cùng con, bạn có thể tìm một loại rau củ hoặc hoa quả mà con chưa bao giờ ăn. Hãy cùng con tìm hiểu về nguyên liệu này kiếm công thức thật ngon. Cả gia đình cùng nhau nấu bữa tối theo công thức đó sẽ khiến bé ghi nhớ kiến thức mới này tốt hơn. Mẹ cũng có thể cho bé sáng tạo công thức nấu ăn mới nữa đó.

Tư duy sáng tạo với những công thức nấu ăn mới
Tư duy sáng tạo với những công thức nấu ăn mới

14. Đi dạo và thu thập những viên sỏi, cành cây, bông hoa… từ thiên nhiên cùng con. Khi trở về nhà, hãy để con tạo nên một câu chuyện hay tác phẩm nghệ thuật từ những đã thu thập được. Hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng và dạy tư duy cho trẻ.

15. Các hoạt động ngoại khóa là rất tốt. Nhưng hãy cố gắng để trống ra một khoảng thời gian cho con. Đây sẽ là lúc để con có thể trải nghiệm những hoạt động khác không có trong lịch trình. Con có cơ hội được chơi một cách sáng tạo cũng như tập thích nghi với sự việc phát sinh. Đồng thời mẹ có thể dạy tư duy cho trẻ bằng cách hướng dẫn con cách sử dụng, phân bổ thời gian hợp lý.

Đừng quên phát triển trí tưởng tượng cho trẻ nhé

16. Chuẩn bị một vài con thú bông, một bộ dụng cụ bác sĩ đồ chơi. Phòng khách của bạn sẽ trở thành phòng khám thú y cho con. Trò chơi đóng vai giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo rất hiệu quả.

17. Cha mẹ nên cho con vẽ theo chủ đề. VD “Nếu con có thể phát minh ra thứ gì đó giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn, con sẽ phát minh thứ gì? Trông nó sẽ như thế nào và nó hoạt động ra sao con nhỉ”. Yêu cầu này sẽ giúp con tích cực suy nghĩ vì được vẽ, được nói về những thứ mình tưởng tượng, yêu thích. Chắc chắn con sẽ hứng thú và nhiệt tình sáng tạo.

18. Hãy cho con bạn lựa chọn quần áo cho ngày mới. Ưu tiên những thứ mà con chưa bao giờ mặc trước đó nhé. Chụp ảnh con trong bộ trang phục “mới” này và nhắn nhủ con rằng: “Cũng như khi mặc chiếc áo mới này, những ý tưởng mới sẽ đem lại sự thú vị con ạ”.

Con có thể chưa hiểu ý của bạn ngay, nhưng hãy kiên nhẫn truyền tải thông điệp nhiều lần

19. Khuyến khích con chơi với những đồ chơi sáng tạo. Đó là những đồ chơi có thể được chơi theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của con. Ví dụ như: các khối hình, gạch từ tính, cát, nhà búp bê, quần áo, xe ô tô từ hộp diêm, thú nhồi bông và bột đất nặn…

 

20. Luôn khen ngợi sự nỗ lực của con chứ không chỉ chú trọng đến kết quả. “Mẹ rất tự hào vì con đã học thật chăm chỉ cho bài kiểm tra đó. Mẹ biết con đã học rất lâu”. Khuyến khích con tập trung vào quá trình khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề sẽ tạo ra hiệu ứng lâu dài. Điều này đem lại hiệu quả nhiều hơn là để con học chỉ vì điểm số.

21. Đôi khi con bạn cảm thấy tồi tệ sau khi thất bại về điều gì đó. Đừng ngay lập tức nói với con rằng điều đó không quan trọng. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi: “Con nghĩ tại sao con lại không đạt được điểm cao hơn trong bài kiểm tra”? Điều này sẽ dạy tư duy cho trẻ thông qua những trải nghiệm đã qua. Qua đó con có thể làm tốt hơn ở lần tiếp theo.

Hãy luôn luôn nuôi dưỡng sự tự tin cho con nhé

22. Chỉ cho con cách quay video về chính mình bằng điện thoại của bạn. Yêu cầu con phỏng vấn mình (giống như một chương trình thời sự). Hoặc cho quay video âm nhạc về bài hát yêu thích của con.

23. Chắc nhiều lần bạn mua đồ và không biết phải làm gì với những chiếc hộp đựng vĩ đại. Cha mẹ có thể tận dụng để biến thành đồ chơi cho con. Hãy để con bạn quyết định xem sẽ làm gì với thứ đó. Xây một pháo đài, làm tên lửa hay trang trí một lâu đài thì sao nhỉ?

24. Chọn câu chuyện gia đình yêu thích, ví dụ việc bạn suýt nữa không được đưa kịp đến bệnh viện vào ngày con sinh ra hoặc điều gì đó thật vui nhộn xảy ra vào kỳ nghỉ hè. Sau đó, để con kể lại câu chuyện này, có thể từ góc nhìn của người thứ ba, từ góc nhìn của bác sĩ hay của anh chị em ruột. Khả năng nghĩ về một câu chuyện từ những góc nhìn khác nhau là kỹ năng tư duy sáng tạo rất quan trọng bố mẹ ạ.

Thật tuyệt vời khi có thể dạy tư duy cho trẻ từ những việc làm nhỏ thường ngày. Bố mẹ cùng CMS EDU tham khảo và kiên trì áp dụng nhé. Sự tiến bộ của con theo thời gian sẽ đem lại sự tự tin, thành công cho trẻ cũng như niềm vui cho chính phụ huynh chúng ta đấy ạ.

(Theo Parent)

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.