Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn8 CÁCH GIÚP TRẺ RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN
Nếu có ước mơ con bạn trở thành một thiên tài, điều tất yếu bạn phải làm là luyện cho trẻ tư duy phản biện ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nói và đọc.
Tư duy phản biện kết hợp cùng với khả năng đọc hiểu làm tăng sự phát triển giáo dục trẻ, đồng thời trang bị những kỹ năng giúp trẻ đạt được những mục tiêu trong đời. Ngày nay, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn được xem trọng hơn kinh nghiệm tích lũy bao đời.Trách nhiệm của phụ huynh là giúp con biết cách suy nghĩ và tự vệ. Dạy con cách thể hiện quan điểm cá nhân đúng đắn về cuộc sống và xã hội.
Bất kể con bạn làm nghề gì cũng đều cần đến tư duy phản biện ở một mức độ nhất định. Được trang bị kĩ năng phản biện, trẻ sẽ có cuộc sống an toàn, hạnh phúc hơn.
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là khả năng tưởng tượng, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin. Lấy đó làm tiền đề cho hành động và đúc kết vấn đề. Nguồn thông tin thu thập bằng cách quan sát hoặc qua các kênh truyền thông. Sau đó được phân tích và xử lý bằng kinh nghiệm, phản ánh, lập luận của bản thân. Từ đó, mới có thể nhận định rõ ràng vấn đề được truyền tải qua thông tin nhận được là gì.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dạy con trẻ phân biệt được đâu là sự giả mạo và đâu là sự thật? Và làm gì để khích lệ tiềm năng tư duy bên trong con bạn?
Là cha mẹ, chúng ta cần dạy con mình cách kiểm tra sự thật. Dạy chúng quan sát kĩ những vấn đề không đáng tin cậy. Cách nhận biết người tốt xấu và biết tìm ra những điểm yếu, lỗ hổng khi nghe, đọc, nhìn.
Sau đây là 8 gợi ý giúp trẻ phát triển khả năng tư duy phản biện:
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu ở trẻ
Đọc hiểu là bước đầu tiên để phát triển các kỹ năng cần thiết sau này. Trẻ cần phân biệt điều nào hiểu và chưa hiểu khi đọc một trích dẫn, cuốn sách hoặc một tuyên bố. Từ đó, trẻ thực hành tốt và tìm ra những cách có thể giúp chúng cải thiện kỹ năng đọc hiểu.
- Đặt những câu hỏi cho con
Gợi ý con bạn hỏi và tự trả lời các câu hỏi liên quan đến đề tài mà trẻ chuẩn bị đọc. Đây là cách tuyệt vời để giúp trẻ hăng hái và tập trung tốt hơn khi đọc sách. Trẻ hiểu tốt hơn khi diễn giải hoặc kể lại những nội dung đã đọc . Việc này còn giúp các phụ huynh tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu trong việc đọc hiểu của con. Thêm vào đó, trẻ cũng có cơ hội thực hành khả năng phê bình, nhận định.
- Khả năng “siêu” nhận thức
“Siêu” nhận thức là sự suy nghĩ, nhận thức và hiểu biết về diễn biến tư duy của một người. Đó là quá trình con bạn suy nghĩ cách để hiểu thông tin tiếp nhận. Dần dần nâng cao kỹ năng đọc hiểu của trẻ. Cha mẹ nên hỏi con về những câu hỏi nền tảng như tại sao, ở đâu, ai, khi nào và bằng cách nào dựa theo một đoạn văn hoặc một câu chuyện trẻ đọc.
- Nâng cao khả năng kết nối sự việc
Luyện cho trẻ kĩ năng kết nối thông tin khi đọc. Yêu cầu chúng tìm ra cách liên kết các đoạn văn với nhau. Hướng cho bé kĩ năng dự đoán kết thúc của một câu chuyện, sự vật, hiện tượng. Qua đó thúc đẩy khả năng ứng phó tình huống và đưa ra những phân tích quan trọng về những kết quả tiềm ẩn.
- Yêu cầu khả năng tóm tắt sự vật
Tập cho trẻ tóm tắt câu chuyện hoặc một sự việc, thông tin nào đó. Yêu cầu trẻ nêu ra điểm quan trọng trong câu chuyện. Hỏi con bạn đâu là ý tưởng chính của chương và các nhân vật đóng vai. Điều này giúp con bạn nhớ và hiểu những gì đã đọc.
- Chơi giải đố
Bạn hãy đặt những câu đố từ đơn giản đến khó và cùng con tìm ra đáp án. Qua đó, con bạn sẽ học được cách phân tích thông tin một cách logic và khoa học nhất. Vừa là trò chơi bổ ích, vừa giúp con có thể chủ động rèn luyện trí não thay vì mất thời gian vào youtube hàng giờ liền.
- Cùng nhau đọc báo
Hãy chọn ra một bài báo có chủ đề thích hợp và đọc cùng với trẻ. Yêu cầu con tìm kiếm các lỗ hổng hoặc các thông tin hàm ý. Bạn theo dõi xem bé có biết cách tư duy xử lý vấn đề hay không. Sau đó, hãy hướng dẫn cách phân tích và sử dụng kỹ năng tư duy phê bình, nhận định.
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi
Xây dựng khối tư duy phản biện bao gồm việc đưa ra những tình huống thách thức và đặt ra những câu hỏi thường xảy ra trong thực tế. Điều quan trọng là bạn cần vượt qua cảm giác buồn chán khi tương tác với trẻ.
Bằng cách thấm nhuần các kỹ năng tư duy phản biện sớm trong cuộc đời, bạn đang giảng dạy cho trẻ em cách phân tích thế giới xung quanh. Đây là tiền đề giúp con bạn vững bước vào đời và dễ dàng gặt hái thành công.
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]