4 lưu ý để khen con sao cho phù hợp
Khen con đúng giúp con tự tin, tạo nên động cơ hoạt động, học tập. Khen con không đúng làm con trở nên tự cao, dễ hụt hẫng khi thất bại, thiếu cố gắng và tự tin thái quá khi làm bất cứ việc gì. Ba Mẹ hãy nhớ những lưu ý sau để có những lời khen phù hợp nhất:
1. Lời khen cần đúng lúc
Khen đúng lúc, đúng thời điểm khiến con có động lực thôi thúc tiếp tục tin tưởng vào bản thân “sẽ làm được”. Hãy khen, khuyến khích“Con có thể làm được mà”, “cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”… khi con đang gặp khó khăn, chán nản và chia sẻ khi con đã tự mình nỗ lực.
2. Lời khen nên đúng việc
Không phải bất cứ việc gì ba mẹ cũng khen: những việc lặp đi lặp lại hàng ngày, trong mọi công việc dù không thấy sự cố gắng của con. Chỉ lựa chọn những việc làm nổi bật và khen một cách chân thực. Khi con đang vẽ chân dung một người bạn, trường hợp con vẽ không đẹp thì không nên miễn cưỡng khen “con vẽ đẹp quá”, con sẽ ỷ lại, nghĩ mình vẽ đẹp, thiếu cố gắng. Thay vào đó hãy nói: “Ba Mẹ thấy con đang rất cố gắng hoàn thiện nó”.
3.Việc khen ngợi cần đúng nơi, đúng chỗ
Khen con thái quá và khen con mọi nơi và khi có mặt các bạn khiến con sẽ có tư tưởng hơn thua mà khó tiến bộ so với chính bản thân. Chỉ khen con: “Ba Mẹ thấy con đã vượt thành tích mà con chạy hôm trước rồi, cố lên” thay vì “con giỏi, con chạy nhanh hơn bạn A, bạn B”. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cần khen ngợi con khéo léo, tránh làm con tự ti hoặc quá tự đại trước bạn bè.
4. Lời khen cần cụ thể
Không sử dụng lời khen mang tính chung chung và phóng đại như “Con thông minh quá!”, “Con rất tuyệt vời!”, “Con quá giỏi!” mà ba mẹ hãy cố gắng nói rõ cho con biết mình được khen vì điều gì. Khi lời khen được diễn đạt với nội dung chân thực, cụ thể, nó còn có tác dụng hướng dẫn cho con trong các hoạt động của mình.
Với lời khen phù hợp sẽ là động lực giúp con phát triển xa hơn trong tương lai.
Hotline Miền Bắc: 079.8889.555 | Hotline Miền Nam: 079.7379.555
Facebook Twitter Google+ Phân biệt mặt trước mặt sau của một đối tượng là bước cơ bản nhất trong việc phát triển nhận thức về không gian của trẻ. Nhưng chính xác thì nhận thức […]
Facebook Twitter Google+ Chúng ta đều biết rằng trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 7 đến 11 tuổi) suy nghĩ có hệ thống về nhiều chủ đề dễ dàng hơn so với trẻ […]
Facebook Twitter Google+ Các bậc phụ huynh thường rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo và suy nghĩ táo bạo của con cái mình. Sự thật là, trẻ con sáng tạo hơn bất kì người […]